6. Cấu trúc của khóa luận
3.2.5. Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào hoạt động
động
Cộng đồng địa phương có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của du lịch địa phương. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng địa phương thì hoạt động du lịch khó mà diễn ra được. Đặc biệt là đối với loại hình du lịch sinh thái thì sự tham gia của cộng đồng địa phương là yếu tố quyết định đến sự phát triển và hiệu quả cho loại hình du lịch này. Vì vậy, muốn nâng cao và phát triển các loại hình du lịch tại đảo Phú Quý cần có chính sách thu hút cộng đồng địa phương tham gia.
Đối với huyện đảo, khuyến khích các tổ chức và cá nhân địa phương tham gia kinh doanh, xây dựng sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo mang sắc thái riêng của đảo. Nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện có và đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến yếu tố phục vụ.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về lợi ích của du lịch biển, đảo cho người dân hiểu, biết cách làm, tiến tới xã hội hóa du lịch.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại chỗ để giải quyết việc làm ổn định cho CĐĐP, góp phần đảm bảo cuộc sống, bình ổn kinh tế, tranh thủ sự ủng hộ của CĐĐP đối với sự phát triển du lịch của huyện.
Tuyên truyền cho CĐĐP cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường và hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường để phát triển du lịch bền vững.
Tạo điều kiện cho CĐĐP trong việc tham gia đóng góp ý kiến và xây dựng quy hoạch phát triển du lịch có liên quan đến đời sống của họ.
Chính quyền địa phương cũng như ban quản lý khi xây dựng các đề án du lịch nên tham khảo, trưng cầu ý kiến của cộng đồng, cho họ quyền làm chủ và tôn trọng ý kiến của họ. Khi có được sự đồng ý, tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ giảm được đáng kể tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa.
Lợi nhuận thu được từ các chi phí của du khách nên đóng góp một phần vào ngân sách địa phương, từ đó có nguồn hỗ trợ cho nhân dân địa phương sử dụng vào việc tu sửa, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Phần còn lại phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường, gìn giữ, tái tạo nguồn tài nguyên du lịch. Từ đó cộng đồng địa phương có thể nhận thấy được lợi ích của họ khi tham gia vào mô hình du lịch này tại địa phương.