6. Cấu trúc của khóa luận
2.3.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phụ vụ du lịch
Đảo Phú Quý có cơ sở vật chất hạ tầng tương đối hoàn thiện để phát triển du lịch. Tuy nhiên, cần phải có kế hoạch quản lý, đầu tư bài bản,… nhằm đáp ứng số lượng khách tăng nhanh và nhu cầu dịch vụ ngày càng cao của du khách.
2.3.2.1. Một số loại cơ sở lưu trú đang hoạt động tại huyện đảo Phú Quý
Theo số liệu từ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đảo Phú Quý, tính đến thời điểm cuối năm 2016, toàn huyện đảo Phú Quý có 20 cơ sở lưu trú (13 nhà nghỉ và 5 nhà khách), với 124 phòng và 175 giường. Các nhà nghỉ hầu hết tập trung ở xã Tam Thanh với 18 nhà nghỉ, 02 nhà nghỉ tại địa bàn xã Long Hải, giá phòng dao động từ 200.000 đ – 300.000 đ/phòng. Cơ sở homestay trên đảo rất ít và hoạt động chỉ khoảng 2-3 hộ nhưng không thường xuyên. Trong số các homestay trên đảo, homestay cô Sang được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều nhất, giá tiền lưu trú là 50.000 đồng/đêm, tại đây còn cho thuê xe máy giá 100.000 đồng/ngày.
Bảng 2.4. Danh sách một số nhà nghỉ trên địa bàn đảo Phú Quý
STT Tên nhà nghỉ Địa điểm
Số phòng/số
giường
Tên chủ cơ sở
1 Thanh Thảo Triều Dương 12/12 Nguyễn Thị Thanh Thảo 2 Minh Tân 1+2 Triều Dương 12/15 Phạm Thị Hạnh
3 SoNy Triều Dương 03/03 Nguyễn Minh Duệ 4 Hướng Dương Lầu Triều Dương 09/12 Châu Văn Diễn 5 Anh Tuấn Triều Dương 05/08 Nguyễn Thị Phú 6 Hồng Mai Triều Dương 03/04 Trần Thị Lê 7 Hoàng Phú Triều Dương 04/04 Phạm Hoàng Phú
Nguồn: Phòng VHTT huyện đảo Phú Quý 2018
Để tạo điều kiện cho việc nghỉ ngơi cho du khách, việc xây dựng thêm nhà nghỉ, khách sạn ở đảo Phú Quý là điều cần thiết. Mặc dù chưa có các khách sạn, nhà nghỉ có quy mô lớn, nhưng cũng đã đủ đáp ứng được các nhu cầu của khách du lịch. Kết hợp vào đó là phong cách phục vụ nhiệt tình, mến khách đã để lại nhiều lưu luyến cho du khách.
Tuy nhiên, số lượng khách sạn, nhà nghỉ ở Phú Quý chiếm tỉ lệ rất ít. Chủ yếu là các nhà trọ nhỏ, do các chủ nhà tự xây dựng và kinh doanh với quy mô nhỏ.
2.3.2.2. Một số cơ sở phục vụ ăn uống trên huyện đảo Phú Quý
Trong thời gian qua, các cơ sở ăn uống phát triển tương đối nhanh. Các cơ sở ăn uống ở huyện đảo khá phong phú, đa dạng về loại hình bao gồm quán cà phê, quán nhậu có phục vụ ăn, quán ăn hải sản, nhà hàng... Có các cơ sở ăn uống nằm gần các cơ sở lưu trú khách sạn hoặc ở các điểm tham quan du lịch, nhằm phục vụ các đối tượng khách du lịch khác nhau. Các cơ sở ăn uống cũng có thể nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trên các bãi biển, trong các cơ sở vui chơi giải trí.
Tổng số cửa hàng, quán ăn được thống kê trên địa bàn huyện cho đến cuối năm 2015 như sau:
Bảng 2.5 Số lượng cửa hàng, quán ăn, giải khát phục vụ trên đảo
Xã
Quán ăn uống giải khát Buôn bán hàng hóa, hải sản Nuôi trồng thủy sản Tam Thanh 46 191 20 Ngũ Phụng 21 31 12 Long Hải 13 9 76
Nguồn: Phòng VHTT huyện đảo Phú Quý, 2018
Bảng 2.6. Danh sách các quán ăn trên địa bàn đảo Phú Quý STT Địa điểm Tên chủ quán Số bàn/
Số ghế Ngành nghề
1 Mỹ Khuê Trần Thị Mỹ Dung 8/35 Ăn uống bình dân 2 Mỹ Khuê Nguyễn Lộc 11/48 Ăn uống bình dân 3 Triều Dương Huỳnh Văn Hớn 6/30 Ăn uống bình dân 4 Triều Dương Nguyễn Thị Phửu 14/60 Cà phê-Nhậu-Karaoke 5 Triều Dương Nguyễn Thị Kim Thanh 21/90 Cà phê-Nhậu bình dân 6 Triều Dương Nguyễn Thị Hoài Lan 12/54 Nhậu bình dân
7 Triều Dương Nguyễn Thị Khai 13/56 Cà phê-Nhậu bình dân 8 Mỹ Khuê Bùi Kim 10/48 Ăn uống bình dân 9 Triều Dương Đỗ Thị Quyết 12/55 Ăn uống bình dân
Tuy nhiên, thời gian tới cần đầu tư mở rộng thêm cơ sở ăn uống, chất lượng phục vụ cho du khách vì số lượng khách ngày càng tăng, cơ sở như hiện tại sẽ không đáp ứng được cho việc phát triển du lịch biển đảo trong tương lai tại huyện đảo Phú Quý.
2.3.2.3. Một số điểm mua sắm trên đảo
Hiện nay trên toàn đảo, cơ cở vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu của du khách như quán bar, trung tâm thương mại,… là chưa xuất hiện. Hiện nay chỉ có các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, mở các khu vui chơi dành cho trẻ em, tuy nhiên mục đích phục vụ cho khách hàng địa phương là đa số. Các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ cho du lịch chưa được chú ý đầu tư riêng. Để tạo nên sự đa dạng trong hoạt động du lịch, cần đa dạng các loại hình du lịch. Để khi du khách đến Phú Quý mới có cơ hội đến những điểm tham quan, điểm mua sắm, điểm nghiên cứu và điểm để chơi, du khách mới có mục đích để chi tiêu, địa phương sở tại mới tạo ra nhiều việc làm, tăng thêm nguồn thu cho ngành du lịch.
2.3.2.4. Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải
Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin trên đảo phát triển tốt. Điện thoại, mạng đã phủ sóng trên đảo và trên biển cách đảo 5 hải lí. Dịch vụ internet phát triển mạnh. Sóng truyền hình đã phủ sóng khắp đảo 24/24. Đặc biệt, các khách sạn nhà hàng đều chú ý đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc. Những điều kiện trên đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch khi đến Phú Quý.
Các công trình cung cấp điện nước: Năm 2014, nâng cấp hệ thống điện Diesel và đầu tư 03 trụ phong điện tại xã Long Hải, phát điện 24/24, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu du lịch; Hiện nay, Phú Quý có 2 nhà máy nước sinh hoạt là Ngũ Phụng và Long Hải với tổng công suất thiết kế 2.200m3/ngày đêm. Trên đảo có 11 giếng khoan cung cấp nước thô cho nhà máy nước Phú Quý.
Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông chính của đảo là giao thông đường thủy và giao thông đường bộ.
* Về giao thông đường thủy:
Toàn huyện có 1 cảng biển (Triều Dương), 1 tàu chuyên chở hành khách (Tàu Hưng Phát 26) với thời gian đi lại là 3,5 – 4 giờ, 4 tàu khác là tàu Bình Thuận 16, 18,
Quê Hương và tàu Phú Quý 07 chuyên chở hành khách và hàng hóa với thời gian đi lại từ 5-7 giờ. Bên cạnh đó, có 3 chiếc tàu chuyên chở nguyên liệu, 3 chiếc chuyên chở hàng hóa, nâng tổng số tàu vận chuyển tuyến Phú Quý – Phan Thiết là 11 chiếc.
Để vận chuyển hàng hóa và người dân cũng như khách du lịch, một đơn vị tư nhân ở huyện đảo Phú Quý đã đầu tư một tàu cao tốc (tàu cao tốc Hưng Phát) chạy mỗi ngày một chuyến, với giá vé trung bình 250.000VND/ lượt và sức chứa 250-300 hành khách. Điều này đã rút ngắn thời gian đi lại từ đất liền ra đảo từ 3,5-4 giờ thay vì 6-8 giờ như trước đây. Tuy nhiên, do số lượng tàu có hạn nhưng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa cao nên chất lượng chuyến đi chưa được tốt, đặc biệt là đối với khách du lịch.
Những hạn chế có thể kể đến là: Bến tàu được thiết kế với không gian mở, sơ sài, chỉ có những khu vực như quầy bán vé, dãy ghế ngồi chờ. Do kết hợp vận chuyển cả hàng hóa, trong đó có hải sản nên tại bến tàu mùi rất nồng nặc. Những người bán hàng rong tập trung nhiều, gây nên hình ảnh không đẹp cho du khách; Cách sắp xếp trên tàu chưa hợp lý, chưa có chỗ dành riêng cho hàng hóa và hành lý nên nhiều người đi tàu phải tự sắp xếp và quản lý dẫn đến việc cản trở lối đi. Khoang tàu chật chội, hệ thống thông gió không đảm bảo làm cho không khí trên tàu ngột ngạt, có mùi khó chịu. Đặc biệt, những giường nằm ở vị trí sát mặt đất, vừa ẩm thấp và bụi bặm vì người khác đi lại ngay bên cạnh. Vệ sinh trên tàu cũng chưa được chú ý. Nhiều khách trên tàu xả rác bừa bãi và hút thuốc trong khoang tàu. Động cơ tàu ồn ào gây khó chịu cho khách đi tàu,...
Giá vé Tàu cao tốc Phan Thiết - Phú Quý của hãng Tàu Phú Quý Express - Tàu Superdong - Tàu Hưng Phát, cụ thể như sau:
- Giá vé tàu Phan Thiết Phú Quý và Phú Quý Phan Thiết của tàu Superdong (Giá đã bao gồm Thuế VAT 10%). Tàu cao tốc Superdong tuyến Phan Thiết - Phú Quý và Phú Quý - Phan Thiết. (Thời gian di chuyển trên biển mất 2 tiếng 30 phút).
+ 400,000đ /Vé VIP (ghế nằm) + 350,000đ /Người lớn
+ 250,000đ /Trẻ em 6 - 11 tuổi + 260,000đ /Người khuyết tật
+ 295,000đ /Người trên 60 tuổi
- Giá vé tàu Phan Thiết Phú Quý và Phú Quý Phan Thiết của tàu Phú Quý Express (Giá đã bao gồm Thuế VAT 10%). Tàu Phú Quý Express tuyến Phan Thiết - Phú Quý. (Thời gian di chuyển trên biển mất 2 tiếng 30 phút).
+ 350,000đ /Người lớn
+ 220,000đ /Trẻ em 6 - 11 tuổi + 220,000đ /Người trên 60 tuổi
- Giá vé tàu Phan Thiết Phú Quý và Phú Quý Phan Thiết của tàu Hưng Phát Express (Giá đã bao gồm Thuế VAT 10%). Tàu Hưng Phát tuyến Phan Thiết - Phú Quý. (Thời gian di chuyển trên biển mất 3 tiếng).
+ 300,000đ /Ghế - Giường phòng lạnh * Về giao thông đường bộ:
Các tuyến đường trên đảo thuận lợi đưa du khách đến các điểm tham quan. Theo số liệu từ Ủy ban nhân dân huyện Phú Quý, tính đến cuối năm 2016, mạng lưới giao thông trên huyện đảo Phú Quý là 72,72 km, trong đó đường láng nhựa hoặc bê tông hóa đạt 64,28 km (chiếm tỷ lệ 88,9%). Tuyến đường trung tâm với 4 làn xe rộng rãi, sạch sẽ, kết nối cảng Phú Quý với khu vực trung tâm của 3 xã đảo. Các tuyến như:
+ Tuyến trung tâm (Triều Dương – Ngũ Phung) dài 6,6km quy mô đường cấp 5 miền núi nối liền cảng Triều Dương với trung tâm huyện đã được trải nhựa toàn bộ.
+ Tuyến bao quanh nối liền 3 xã của đảo dài 14,6km đã hoàn thành với kết cấu đá cán nhựa. Tuyến đường này thông thương toàn đảo.
+ Tuyến Ngũ Phụng – Long Hải dài 3km, Tam Thanh – Long Hải dài 3,3km và các tuyến đường chính trong nội bộ các khu dân cư chủ yếu là bê tông.
* Về giao thông đường Hàng Không:
Trên đảo có một sân bay với đường băng dài 200m, rộng 80m, phục vụ mục đích quân sự (chủ yếu là máy bay trực thăng từ sân bay Ninh Thuận đến).
Giao thông là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch huyện đảo. Mạng lưới giao thông toàn huyện bao gồm giao thông đường thủy, đường bộ đã có những chuyển biến tích cực.