Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 67 - 78)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa

2.2.1.1. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên

Phú Quý được thiên nhiên ban tặng rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, có điều kiện tự nhiên thuận lợi với các HST đa dạng, giàu tiềm năng. Điều này rất có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch biển đảo ở đây.

Với đặc điểm vị trí địa lí, địa hình và hình thái lãnh thổ, tài nguyên du lịch biển đảo Phú Quý rất phong phú và đa dạng mà tiêu biểu là một số loại sau: HST san hô, cỏ biển; HST biển đảo; cảnh quan thiên nhiên, HST núi cao,…

* HST biển:

Quyết định số 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu bảo tồn biển Phú Quý. Đối với giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn biển đảo Phú Quý, qua điều tra sơ bộ đã ghi nhận được 70 loài thực vật ở cạn, 72 loài tảo biển, 134 loài san hô cứng và 15 loài nhuyễn thể. Có một khu vực san hô rộng lớn ở vùng biển khơi của đảo Phú Quý, tại đó có các loài Acropora spp. và Pocillopora spp. chiếm ưu thế. Ngoài khơi xa về tận cùng phía Tây của đảo có dải đá ngầm bằng phẳng rộng tới 600 m tạo thành một dải đầm phủ đầy thảm cỏ biển Ngoài ra, có thông tin là loài Bò biển Dugong dugon - sắp bị đe dọa trên toàn cầu đôi khi xuất hiện tại các bãi cỏ biển nhỏ ở Phú Quý.

Ngoài ra, hải sản trên đảo Phú Quý vô cùng phong phú và đa dạng. Nơi đây có 152 loài cá sinh sống ở các rạn san hô và 50 loài cá sống ở các thảm cỏ biển. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá mú, cá mó, cá dìa, cá hồng… Ngoài ra còn có hàng

trăm loài tảo biển, rong biển, da gai… Đặc biệt, nơi đây còn có dugong (bò biển), rùa biển, cá heo… là những loài động vật quý hiếm.

Có thể nói, Phú Quý là một hải đảo có hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú hơn hẳn so với một số đảo ở Việt Nam (Biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Cấu trúc thành phần sinh học biển ở một số đảo ở Việt Nam

Nguồn: [25, tr.50]

Với tiềm năng về hệ sinh thái, đa dạng sinh học quý giá như vậy, là điều kiện cần có để phát triển mạnh ngành du lịch biển đảo Phú Quý.

Phú Quý có HST rạn san hô và cỏ biển rất lớn. Với tổng diện tích rạn san hô ven bờ là 1595 ha, gồm 134 loài. Các rạn san hô chủ yếu phân bố xung quanh đảo Phú Quý và các đảo nhỏ như Hòn Tranh, Hòn Đỏ, Hòn Đen. Dưới đáy biển, san hô dày đặc, ở ven bờ thường gặp các loại san hô cứng, san hô đá, ra xa có các loài san hô nước, san hô mềm, san hô sừng, san hô xanh, san hô đỏ nhiều màu sắc và kiểu dáng đẹp. Lúc còn nhỏ, chúng thường kết tạo thành hình thù giống như những cành cây hoặc gạc hươu, gạc nai màu trắng đục. Trong quá trình phát triển, chúng kết chùm lại với nhau hết lớp

này đến lớp khác tạo thành những khối lớn và trồi lên mặt biển làm nên những mỏm đá san hô.

Vùng thảm cỏ biển rộng lớn, 173 loài rong biển và 8 loài cỏ biển, trong đó có 61 loài rong biển có giá trị sử dụng. Rong Câu và rong Mơ là các nhóm có sinh lượng lớn và có giá trị kinh tế cao với sản lượng hàng năm ước tính trên 1.000 tấn rong tươi. Cỏ biển và rong biển làm thành một thảm màu xanh chiếm hầu hết vùng biển nông quanh đảo. Diện tích phân bố khoảng trên 500 hecta. Loài ưu thế nhất là cỏ Vích (Thalassia hemprichii) sau đó là cỏ Kiệu Tròn (Cymodocea rotundata) với độ phủ có thể đạt 50- 100%.

Với sự đa dạng HST san hô, cỏ biển là điều kiện thuận lợi cho tổ chức các hoạt động du lịch biển đảo như: tham quan, lặn biển ngắm san hô, thảm cỏ, HST đa dạng dưới đáy biển, học tập, nghiên cứu sinh vật biển.

* HST bãi biển và các đảo nhỏ:

Địa hình Phú Quý có những dãy núi thấp dần ra phía biển nên Phú Quý hình thành nhiều bãi biển, với những bãi cát trắng trải dài, nước trong xanh như: bãi biển Vịnh Triều Dương, bãi Nhỏ, bãi Lạch Dù, bãi Rạch Sỏi, bãi doi Dừa, bãi dọc doi Mộ Thầy Nại… thích hợp cho xây dựng các khu du lịch biển đảo với nhiều loại hình du lịch tham quan ngắm cảnh, tham quan các làng chài trên đảo kết hợp với các hoạt động thể thảo gắn liền với biển.

- Bãi Nhỏ - Gành Hang: nằm dưới một ngọn đồi nhỏ cách trung tâm huyện đảo Phú Quý khoảng 10 phút đi xe máy, khu du lịch Bãi Nhỏ - Gành Hang được quy hoạch với diện tích đất từ 10 - 20 ha, theo dự án nơi đây sẽ đầu tư từ 2-3 resort kết hợp với nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn biển và trồng cây xanh. Khung cảnh thiên nhiên hữu tình đầy thơ mộng với bờ cát trắng mịn, nước biển màu xanh biếc trong vắt kèm theo nhiều dịch vụ hỗ trợ đảm bảo sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Là một điểm du lịch mới bắt đầu phát triển do đó nơi đây còn khá hoang sơ, ít nhà cửa, khung trời ở đây rất trong lành và yên tĩnh thích hợp là nơi du khách nghỉ dưỡng. Nước biển trong xanh không có nhiều ghe thuyền neo đậu, bầu không khí trong lành phù hợp cho bất cứ du khách nào có ý định hòa mình cùng với thiên nhiên. Còn Gành Hang ở đây là một

vách đá lớn dựng đứng sát biển hàng ngày những con sóng va đập mạnh vào những tảng đá lớn tạo nên một cảnh tượng thật là hùng vĩ là nơi lý tưởng cho du khách ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn và sự sống động của những con sóng ngoài biển khơi.

- Bãi Triều Dương: chỉ cách cảng Phú Quý khoảng chừng 1km, là điểm đến lý tưởng cho du khách phương xa đến cắm trại, tắm biển. Khách địa phương thì chọn nơi đây làm chốn nghỉ mát ban trưa hay hóng gió biển mỗi chiều về. Dù ngắm từ vị trí nào, trên con đường quanh đảo hay dưới hàng dương xanh mát, đều rất đẹp và hoang sơ. Mỗi khi thủy triều rút nước, đứng từ bờ bên này có thể thấy rõ mồn một những bãi đá đen ngầm giữa lòng biển nhô lên trước mặt. Đây là bãi tắm rất sạch và đẹp, nước trong veo tận đáy. Từ bờ Triều Dương có thể phóng tầm mắt ra xa, ta có thể thấy được cầu cảng đảo Phú Quý.

- Bãi Doi Dừa: dưới hàng dừa râm, bên bờ cát trắng, nằm thả hồn theo tiếng nhạc du dương của sóng và gió, du khách sẽ có cảm giác được thư giãn, rồi leo lên núi Ông Đụn ngắm cảnh hoàng hôn. Dưới bóng những cây dao cổ thụ không lá, nhìn về hòn Tranh, bãi Gành Hang sẽ thấy mặt nước ánh bạc trong nắng chiều thơ mộng. Lên chùa Linh Sơn trên núi Cao Cát để dõi tầm nhìn bao quát cả hòn đảo mà chiêm nghiệm, hồi tưởng về một thời đã qua, ra Mộ Thầy Nại, nhìn về phía Đông, hàng trăm tàu thuyền đậu san sát trong vùng vịnh Lạch Dù chờ giờ xuất bến.

- Bãi Phủ, bãi Lạch: sẽ thấy được cảnh mua bán hải sản tấp nập những không ồn ào và thấy cả người dân nơi đây rất hiền lành, chân chất làm sao, rồi gặp những ông chủ lồng cá bè hiếu khách, nhiệt tình phăm phăm kéo những lồng cá lên như muốn cho du khách tận mắt chiêm ngưỡng những chú cá mú đỏ, 4 đẹp, bán được giá, quả là bắt mắt. Du khách sẽ ra Gành Hang câu cá mú, cá đém - loài cá sống ở các rặng san hô cũng thú vị lắm. Thăm quan các đảo kết hợp câu cá giải trí, chế biến món ăn từ hải sản, khảo sát rừng nguyên sinh.

Ngoài đảo chính, Phú Quý còn có nhiều đảo lân cận như: Hòn Tranh, Hòn Đen, Hòn Đỏ, Hòn Giữa, Hòn Hải,… du khách có dịp tận hưởng một không khí trong lành,

làn nước biển trong xanh, du khách có thể thỏa thích bơi lặn dưới đáy biển chiêm ngưỡng những dãy san hô kỳ thú, ngoài thú vui tắm biển, du khách còn tự tạo cho mình thú vui đi bắt cua, ghẹ trong các gộp đá ven biển hoặc bắt ốc các loại tại các đảo lẻ.

Bảng 2.2. Hệ thống đảo lẻ lân cận tại Phú Quý

STT Tên đảo Cách đảo Phú Quý STT Tên đảo Cách đảo Phú Quý 1 Hòn Tranh 1 km 6 Hòn Hải 70 km 2 Hòn Đen 1,5 km 7 Hòn Đồ Lớn 60 km 3 Hòn Trứng 13 km 8 Hòn Đồ Nhỏ 60 km 4 Hòn Giữa 1,5 km 9 Hòn Đá Tý 80 – 100 m 5 Hòn Đỏ 1,5 km

Nguồn: sinh viên tổng hợp

- Hòn Tranh: Cách đảo lớn khoảng 1km, nằm phía đông nam đảo Phú Quý với diện tích gần 40 ha (2,8km2). Trước đây là một hoang đảo chủ yếu là cỏ tranh, được nhân dân phá trồng hoa màu, hiện nay đang được trồng rừng phục hồi môi trường. Hiện tại, Hòn Tranh chỉ có vài hộ dân sinh sống lâu đời ở đây và là nơi đặt trạm ra-đa quan sát biển của lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam. Hòn Tranh nổi lên như một niềm kiêu hãnh giữa đại dương bao la. Đến với hòn Tranh của đảo Phú Quý, du khách có dịp tận hưởng một không khí trong lành, làn nước biển trong xanh, du khách có thể thỏa thích bơi lặn dưới đáy biển chiêm ngưỡng những dãy san hô kỳ thú, ngoài thú tắm biển, du khách còn tự tạo cho mình thú vui đi bắt cua, ghẹ trong các gộp đá ven biển hoặc bắt ốc các loại.

- Hòn Đen: Nằm phía đông bắc thuộc xã Long Hải, cách bờ khoảng 1.5 km. Gồm toàn đá mẹ Bazan chưa phong hóa, nằm sừng sững giữa biển hiên ngang như

muốn dang tay đón đầu những con sóng lớn vào mùa gió Bấc. Vào những lúc nước ròng có thể lội bộ ra Hòn Đen. Ở Hòn Đen có rất nhiều loại động vật biển thuộc loại quý như: Chình biển, Hải sâm, Cầu gai, các loại cá và rong biển.

- Hòn Trứng: Nằm phía tây bắc, là cửa ngõ ra vào đảo, cách Phú Quý 13 km. Là điểm tựa của nhiều loại ghe thuyền. Mùa gió Nam thuyền có thể neo đậu ở phía bắc. Mùa gió Bắc có thể neo đậu ở phía nam.

- Hòn Giữa: Đây là một dãy gành đá bén nhọn nằm cạnh Hòn Đen, nằm vắt ngang như một nhịp cầu nối liền Hòn Đen và Hòn Đỏ thuộc xã Long Hải.

- Hòn Đỏ: Nằm phía đông bắc thuộc xã Long Hải, cách bờ khoảng 1.5 km. Có tên là Hòn Đỏ vì ở đây toàn là đá màu đỏ.

- Hòn Hải: Cách đảo Phú Quý 70 km. Có hình dạng là một khối đá vuông cạnh mọc thẳng đứng. Là một trong các điểm cơ sở nằm trên đường cơ sở của Việt Nam.

- Hòn Đồ Lớn: Nằm phía đông nam và cách Phú Quý 60 km. Là hòn đảo mới hình thành năm 1923 do hoạt động phun trào dưới lòng biển Đông. Lúc đầu có dạnh hình tròn với đường kính 40 m, trên mặt có cát trắng và xung quanh có cạnh bậc thang thoai thoải. Hiện nay hình thành một bãi đá ngầm dài 700 m và rộng gần 500 m.

- Hòn Đồ Nhỏ: Nằm về hướng nam, cách đảo Phú Quý chừng 60 km.

- Hòn Đá Tý: Cách đảo Phú Quý 80 –100 m.

* HST núi cao:

- Núi Cấm: ở phía Tây Bắc có núi Cấm cao 106 m, được xem là một phao tiêu thiên nhiên rất quan trọng. Vào năm 1996, Nhà nước đã đầu tư xây dựng ngọn hải đăng cao 28m trên núi Cấm tạo nên một thắng cảnh tươi đẹp, đầy vẻ hoang sơ. Phía sau lưng dưới chân núi có chùa Linh Bửu xây dựng năm 1972.

- Núi Cao Cát: cao 86 m nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quý. Điểm nhấn của nơi đây là những vách đá xếp tầng lạ mắt, đây là điều làm nên giá trị khác biệt từ những dãy núi vươn ra biển. Núi Cao Cát được người dân trên đảo xem như ngọn núi thiêng, nơi đây có tượng Phật Bà Quan Âm rất uy nghi được đặt trên đỉnh núi. Từ đỉnh núi Cao Cát, phóng mắt ra xa, du khách sẽ thu vào tầm nhìn một khung cảnh ngoạn mục với bao la biển trời, núi rừng, làng mạc, thuyền bè lướt sóng và cảng Phú Quý nhộn nhịp.

- Núi Ông Đụn: ở phía Nam có đồi Ông Đụn cao khoảng 46 - 48 m. Theo người xưa kể lại rằng, Ông Đụn và bà Giàng là một cặp vợ chồng từ phương xa đến đảo lập nghiệp khai khẩn sinh sống. Họ không có con cái gì, một thời gian qua đi cho đến một hôm trời nổi sấm sét, nước biển dâng cao, dân làng sợ hãi cho rằng đó là điềm lạ. Đó chính là ngày ông Đụn với bà Giang chia ly. Ông lên non, bà xuống biển. Ông Đụn chọn một ngọn núi cuối đảo, và kể từ đó núi Ông Đụn được ra đời núi cao 44,9m so với mực nước biển, núi nằm tại thôn Triều Dương xã Tam Thanh

* Các HST nuôi trồng hải sản:

Ngày nay, HST nuôi trồng hải sản đã được nhìn nhận là tài nguyên của du lịch biển đảo độc đáo, các tổ chức du lịch nhiều nơi đã tập trung khai thác tạo nên các sản phẩm du lịch biển đảo nông thôn.

- HST lồng bè: Ở Phú Quý, tham quan lồng bè tại khu vực Lạch Dù, xã Tam Thanh đã bắt đầu xuất hiện và phát triển trong vài năm gần đây. Hầu như khách du lịch đến Phú Quý đều không bỏ lỡ chuyến đi bè thú vị. Khu nuôi cá mú lồng bè Lạch Dù với khoảng 108 hộ kinh doanh với 1.837 lồng và diện tích mặt nước khoảng 15.000 m2, được xem là lớn nhất nước và là huyện duy nhất của tỉnh Bình Thuận có thể nuôi cá mú. Nơi đây đã được Chính phủ ra quyết định thành lập khu kinh tế huyện đảo Phú Quý (2002). Du khách đến đây có thể tự câu cá, tự chế biến hải sản để thưởng thức sau khi đã thỏa thích tắm biển và lặn ngắm san hô tại nơi đây. Hiện nay, loại hình du lịch lồng bè trên đảo Phú Quý đang phát triển mạnh, hấp dẫn mọi du khách, đặc biệt là giới trẻ.

2.2.1.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch văn hóa * Văn hóa bản địa

Bên cạnh những tiềm năng du lịch biển đảo về tự nhiên thì tiềm năng du lịch văn hóa tại các khu vực sinh thái tự nhiên là một cấu thành không thể tách rời. Nguồn TNDLVH bao gồm những giá trị văn hóa truyển thống của cộng đồng dân cư bản địa như: tập tục, lối sống, sinh hoạt lễ hội, văn hóa dân gian, các sản phẩm thủ công truyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các đặc sản ẩm thực…

Huyện đảo Phú Quý có tài nguyên văn hóa rất phong phú, góp phần quan trọng cho sự phát triển các loại hình du lịch biển đảo nơi đây.

- Về di tích lịch sử, văn hóa: toàn đảo có 28 di tích lịch sử, văn hóa và nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể được hình thành và tồn tại đến hôm nay.

Bảng 2.3. Các di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia trên đảo Phú Quý

STT

Tên di tích lịch sử-văn

hóa

Địa điểm Đặc điểm

1 Đình làng Triều Dương (Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh) Xã Tam Thanh

Xây dựng năm 1773, là nơi ngưỡng vọng Thành Hoàng và các bậc tiên hiền, hậu hiền đã có công sáng lập, phát triển làng.

2

Đình làng Long Hải (Di tích lịch sử-văn

hóa cấp tỉnh) Xã Long Hải

Xây dựng cuối thế kỉ XVIII, là nơi tôn thờ Thành Hoàng và các bậc tiên hiền, hậu hiền đã có công sáng lập, phát triển làng. 3 Đền thờ Bà Chúa Ngọc và Vạn Thương Hải (Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh) Xã Ngũ Phụng

Xây dựng cuối thế kỉ XVIII, tôn thờ

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Cẩm Nhung-KLTT-DDI117B1 (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w