Vai trò của tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 31 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Vai trò của tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh tiểu học

Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

Từ đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học có thể thấy: đối với các em, các hoạt động học tập dựa trên các thao tác đối với đồ vật thông qua thực hành,

thí nghiệm, khám phá có vai trò quan trọng. Những hoạt động học tập đó không chỉ thu hút, hấp dẫn học sinh tham gia mà còn kích thích tính sáng tao, ham hiểu biết, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Khi học sinh tiểu học được học theo cách tiếp cận giáo dục STEM thì các kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học sẽ chắc chắn, phát triển khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập, làm việc vượt trội của cá nhân, đồng thời, học sinh có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn mà không gây cảm giác nặng nề, quá tải.

Chương trình giáo dục phổ thông tháng 12 năm 2018 cho thấy: ở cấp tiểu học, mô hình giáo dục STEM có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về mục tiêu, nội dung và vai trò giáo dục. Đó là sự tích hợp, vận dụng tổng hợp các kiến thức của các môn học vào thực tiễn; phát huy tính tích cực học tập của học sinh, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực của học sinh. Do đó, có thể thấy, học sinh tiểu học có đủ các điều kiện cần thiết về tâm sinh lý để tổ chức giáo dục STEM và giáo dục STEM có vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực cơ bản cho học sinh tiểu học, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Thông qua giáo dục STEM, các kiến thức của môn học hoặc hoạt động giáo dục ở trường tiểu học sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong thực tiễn. Tổ chức giáo dục STEM sẽ thuận lợi và mang lại hiệu quả trong việc hình thành và phát triển năng lực của học sinh, cụ thể là các năng lực khoa học như năng lực tìm hiểu và khám phá tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, năng lực vận dụng tổng hợp các kiến thức khoa học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống; năng lực thiết kế; năng lực sáng tạo và một số năng lực chung.

1.5. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM ở các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)