Đánh giá hoạt động giáo dục STEM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 45 - 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3 Đánh giá hoạt động giáo dục STEM

Đánh giá kết quả hoạt động là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình học, đặc biệt là dạy các hoạt động giáo dục theo định hướng STEM. Việc đánh giá này phải được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của học sinh thay vì đánh giá kết quả sản phẩm cuối cùng của mỗi nhóm và phải chú ý đánh giá cả quá trình hoạt động của học sinh và quá trình hoạt động theo nhóm.

Đánh giá quá trình hoạt động của học sinh: Trong suốt quá trình diễn ra hoạt động, giáo viên quan sát sự tích cực tham gia của mỗi cá nhân học sinh; đồng thời kết hợp với những nhận xét, đánh giá của mỗi học sinh với chính bản thân mình và các thành viên trong nhóm với nhau để đưa ra kết quả.

Đánh giá sản phẩm của học sinh: Giáo viên căn cứ vào kết quả sản phẩm do nhóm tạo ra; đồng thời dựa vào sự đánh giá sản phẩm của các nhóm trong lớp đối với nhau để đưa ra kết quả.

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN

Họ tên:……… Lớp : ……… Trường: ………

Các tiêu chí

Mức độ đạt được

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Em đã tham gia vào việc

hoàn thành sản phẩm của nhóm ở mức độ nào? Lên ý tưởng Đề xuất ý tưởng PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM Nhóm:……… Lớp : ……… Trường: ……… Trong buổi học hôm nay, em sẽ bình chọn cho sản phẩm của nhóm nào? Em hãy xếp thứ tự hoàn thành sản phẩm của các nhóm theo thứ tự sau:

Nhóm hoàn thành tốt Nhóm hoàn thành Nhóm chưa hoàn thành

Dựa trên việc đánh giá quá trình hoạt động của cá nhân học sinh cũng như quá trình hoạt động theo nhóm, giáo viên có thể xác định được những kiến thức, kỹ năng học sinh đạt được thông qua hoạt động trải nghiệm và đặc biệt là đánh giá được năng lực và phẩm chất mà học sinh đạt được thông qua hoạt động đó.

Chúng tôi có thể tóm tắt quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEM theo sơ đồ sau:

Giai đoạn 1: Thiết kế hoạt

động giáo dục STEM

Bước 1: Xác định đối tượng, thời gian, mục tiêu tổ chức hoạt động giáo dục STEM

Bước 2: Thiết kế nội dung hoạt động giáo dục STEM Bước 3: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục STEM

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết và thiết kế hoạt động giáo dục STEM

Bước 5: Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cần thiết để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng STEM

Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động giáo dục STEM Bước 1: Khám phá Bước 2: Thử nghiệm Bước 3: Nghiên cứu

Bước 4: Báo cáo và chia sẻ

Giai đoạn 3: Đánh giá hoạt

động giáo dục STEM

Đánh giá quá trình hoạt động của học sinh

Đánh giá sản phẩm của học sinh

Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)