Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.6.2. Đánh giá định tính

Bên cạnh việc tiến hành kiểm định tính giả thuyết thống kê dựa trên kết quả phân tích định lượng, chúng tôi tiến hành đánh giá về định tính kết quả thử nghiệm sư phạm dựa trên kết quả của việc đánh giá quá trình; thông qua việc thu nhận thông tin từ việc trao đổi trực tiếp với học sinh và giáo viên tham gia thử nghiệm. Kết quả cụ thể như sau:

- Về phía giáo viên: Các giáo viên tham gia thử nghiệm đều nhận thấy rằng các biện pháp sư phạm đã đề xuất đều rất dễ để thử hiện trong quá trình giảng dạy. Đồng thời các chủ đề giáo dục STEM đều có nội dung liên quan đến thực tiễn nên giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Các giáo viên tham gia thử nghiệm đều khẳng định đã học hỏi được nhiều qua đợt thử nghiệm và sẽ tiếp tục vận dụng trong quá trình giảng dạy ở trưởng tiểu học.

- Về phía học sinh: Trong các giờ học liên quan đến chủ đề STEM, các em học sinh đều hào hứng học tập, tiếp thu bài nhanh hơn. Ý thức học và chuẩn bị bài trước khi lên lớp của học sinh tốt hơn. Các em đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu tham gia vào chủ đề STEM. Không những thế, việc học tập

theo định hướng giáo dục STEM đã tạo cho học sinh một môi trường rất tự nhiên để các em bộc lộ những nhu cầu trong giao tiếp và hợp tác, những tình huống cần vận dụng kiến thức để giải quyết và thách thức những ý tưởng sáng tạo của học sinh. Trong 2 tiết thử nghiệm, chúng tôi quan sát kĩ các nhóm học sinh, ghi chép các tình huống có vấn đề mà các em gặp phải và cách thức các em giải quyết, sự phân công công việc của các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung, sự chia sẻ các giải pháp ở các nhóm… để làm cơ sở đánh giá. Kết quả thu được cho thấy việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng STEM đã góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và năng lực hợp tác ở học sinh.

Phát triển năng lực sáng tạo: Tính sáng tạo thể hiện qua việc học sinh tự lực phác thảo bản vẽ thiết kế sản phẩm, tự lực tìm ra các giải pháp khi gặp khó khăn trong quá trình tạo ra sản phẩm. Cùng một bộ dụng cụ, vật liệu thì các nhóm tạo ra các sản phẩm khác nhau về hình thức, kích thước. Hơn nữa, học sinh sáng tạo trong việc cải tiến sản phẩm, tìm ra các ứng dụng mới.

Phát triển năng lực thực hành: Qua các chủ đề, các học sinh thành thạo với các kĩ năng gia công cơ bản như: sử dụng súng bắn keo dán vật liệu; sử dụng, kéo…; sử dụng mô tơ, bóng đèn, dây điện để tạo ra điện; … Thêm vào đó, học sinh thành thạo khi thao tác nối các mạch điện từ cơ bản đến phức tạp.

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Học sinh dần trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong thuyết trình. Mới đầu, các học sinh còn rụt rè nhưng dần mạnh dạn và tự giác xung phong tham gia thuyết trình. Biết cách phối hợp thuyết trình giữa các học sinh và biết cách kết hợp vừa thuyết trình vừa vận hành sản phẩm minh họa. Bên cạnh đó, học sinh cũng biết cách tìm ra sự bất hợp lí trong các ý phản biện của học sinh, bảo vệ được chính kiến của nhóm. Học sinh có năng lực thuyết trình tốt biết hỗ trợ, giúp đỡ các học sinh khác cùng tham gia thuyết trình, giảm sự rụt rè, nhút nhát.

Bên cạnh đó, chính những chủ đề xuất phát từ thực tiễn sẽ giúp các em thấy gần gũi với cuộc sống hơn. Đặc biệt khi trao đổi thảo luận nhóm, thuyết trình trước lớp học sinh tham gia rất sôi nổi chứ không thụ động tiếp thu kiến thức như các phương pháp cũ. Qua các giờ thử nghiệm học sinh không còn thấy sợ phải học mà có thể lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)