Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 80 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.6.3. Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh

Hứng thứ học tập chiếm vị trí rất quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá tính tích cực nhận thức của các em. Qua quan sát các tiết dạy, chúng tôi thấy rất rõ nét hào hứng thể hiện trên khuôn mặt, ánh mắt các em sau khi được giáo viên khéo léo tổ chức, động viên các em hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình học các em được thoải mái bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của bản thân, được các bạn và thầy cô giáo lắng nghe, các em hoàn toàn chủ động trong quá trình học.

Ở các lớp đối chứng nhiều học sinh còn tỏ ra thờ ơ với bài học vì các em phải tiếp nhận tri thức qua lời giảng của giáo viên một cách thụ động. Vì bài dạy không lôi cuốn, hấp dẫn nên nhiều học sinh còn làm việc riêng, không chú ý vào bài học.

Theo ý kiến của học sinh, những lý do các em ham thích giờ học là:

- Vì cô giáo tạo tình huống vào bài lôi cuốn làm em quyết tâm phải tìm hiểu cho ra vấn đề mà cô giáo đặt ra.

- Vì bọn em được thảo luận với nhau.

- Tiết học trôi qua chóng quá vì lúc nào lớp cũng sôi nổi.

- Vì bọn em được tự tay thực hành tạo ra các sản phẩm có ích cho cuộc sống hàng ngày.

Những lý do làm cho các em không thích giờ học là:

- Vì em không biết phải làm gì.

- Cô giáo giảng nhiều nên em thấy mệt. - Vì tiết học không có gì hấp dẫn cả.

- Em đang trông hết giờ học để được ra chơi với các bạn. - Giờ học buồn quá!...

Kết quả trên cho chúng ta thấy việc tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động, lôi cuốn các em vào giải quyết các vấn đề STEM cùng các bạn trong tổ, trong nhóm, cùng cả lớp sẽ tạo ra sự hứng thú học tập trong học sinh. Giáo viên phải khéo léo tổ chức sao cho tiết học thật sự sôi nổi, có sức lôi cuốn, tạo ra sự thi đua giữa các nhóm, tổ chức cho các em học mà chơi, chơi mà học, luôn động viên khuyến khích các em kịp thời, dẫn dắt các em tự hoạt động chiếm lĩnh tri thức hiệu quả tiết học chắc chắn sẽ được nâng lên, học sinh sẽ rất hào hứng học tập. Nếu giờ học còn nặng nề, đơn thuần: giáo viên cung cấp kiến thức, bài tập cho học sinh làm, chấm chữa qua loa các em sẽ rất dễ nhàm chán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)