Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 82 - 105)

8. Cấu trúc luận văn

3.8. Tiểu kết chương 3

Nội dung cơ bản của chương 3 đã đề cập và làm sáng tỏ nội dung, cách thức tiến hành và những kết quả thu được sau khi thử hiện quá trình thử nghiệm sư phạm.

Quá trình thử nghiệm tác động được tiến hành trong học kì I của năm học 2018- 2019 trên 2 lớp (lớp 5A và lớp 5B) của 2 trường cũng đã khẳng định rằng: các biện pháp sư phạm đã đề xuất ở chương 2 có tính khả thi. Với những biện pháp này, các kế hoạch bài học chủ đề giáo dục STEM không chỉ tạo ra hiệu quả tích cực trong việc phát triển các kĩ năng cần thiết cho học sinh mà còn làm tăng kết quả học tập các môn học cho học sinh.

Kết quả thử nghiệm sư phạm cho thấy mục đích nghiên cứu đề ra là đúng đắn; giả thuyết sư phạm được chấp nhận và nhiệm vụ nghiên cứu được hoàn thành, đề tài hoàn toàn khả thi trong việc tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh tiểu học.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. Kết luận

Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: Tổng quan cơ sở lí luận của đề tài: Mục tiêu, đặc điểm của giáo dục STEM, các khái niệm liên quan đến STEM.

Đề xuất được các nguyên tắc cũng như quy trình để tổ chức một hoạt động giáo dục STEM.

Điều tra, đánh giá được thực trạng việc dạy học trải nghiệm đối với học sinh cuối cấp ở một số trường tiểu học. Qua đó, thấy rõ việc thiết kế và tổ chức các chủ đề liên quan đến hoạt động giáo dục STEM là rất cần thiết.

Thiết kế được 05 chủ đề STEM cho học sinh tiểu học ở một số trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Các chủ đề này được thiết kế theo nguyên tắc và quy trình đã được đề xuất.

Tiến hành thử nghiệm sư phạm tại 2 lớp 5 ở trường tiểu học Trưng Vương và trường tiểu học Phúc Trìu với 2 chủ đề STEM: “Thiết kế thiết bị lọc nước để bảo vệ môi trường” và “Thiết kế bao bì sản phẩm chè Tân Cương – Thái Nguyên”.

Xử lí thống kê kết quả bài kiểm tra, bảng kiểm tra quan sát đánh giá quá trình tham gia cũng như kết quả hoạt động của học sinh, tôi thấy rằng kết quả thử nghiệm sư phạm đã khẳng định được tính hiệu quả, khả thi của các chủ đề STEM.

2. Đề xuất

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi có một vài kiến nghị như sau:

Khuyến khích, mở rộng các đề tài nghiên cứu, thiết kế và tổ chức các chủ đề STEM nhằm phát triển các kĩ năng cần thiết cho học sinh.

Giáo viên nên tổ chức hoạt động giáo dục STEM gắn với nội dung giáo dục theo chủ đề của nhà trường trong từng tháng phù hợp với địa phương.

Tìm hiểu và nâng cao hiểu biết của bản thân về xã hội đặc biệt là đội ngũ giáo viên STEM và các bậc phụ huynh.

Tăng cường các lớp tập huấn và bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên về giáo dục STEM.

Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở các lớp và các bậc học khác nhau.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Trần Thu Trang, TS. Nguyễn Thị Thu Hằng (2019), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học theo định hướng giáo dục STEM”, Tạp chí thiết bị giáo dục, số 191 kì 2 – 4/2019, ISSN 1859 – 0810, trang 65 – 67.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Chi (Chủ biên) (2016) , “Tài liệu hướng dẫn: Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học”, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học”, NXB Đại học Sư phạm.

3. Bùi Ngọc Diệp (2015), “Hoạt động giáo dục của trường tiểu học giai đoạn sau năm 2015”, Nhiệm vụ nghiên cứu cấp bộ.

4. Đỗ Thị Thanh Hải (2018), “Tổ chức hoạt động dạy học STEM về dòng điện xoay chiều nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường ĐHSP Thái Nguyên.

5. Nguyễn Thị Diễm Hương (2017), “Mô hình STEM đơn giản về chủ đề ánh sáng – màu sắc”, Nhà Xuất Bản ĐHSP TP.HCM.

6. Nguyễn Thanh (2017), (Chủ biên), “Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh THCS và THPT”, Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm TP.HCM.

7. Chu Cẩm Thơ (2016), “Bài học từ thay đổi đào tạo/bồi dưỡng giáo viên từ ngày hội STEM và ngày toán học mở ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, 61(10), tr. 195- 201.

8. Đô Ngọc Thống (2014), “Chương trình giáo dục phổ thông Việt Namnhìn từ giáo dục STEM”, Kỉ yếu hội thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Đinh Thị Kim Thoa (2017), (Chủ biên), Bộ sách “Hoạt động trải nghiệm”

(Dành cho học sinh tiểu học), NXB Giáo dục Việt Nam.

10. E.H.Lim (2014) “Giáo dục ICT và giáo dục STEM qua kinh nghiệm của Malaysia”, Hội thảo giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông của một số nước và vận dụng và điều kiện của Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

11. Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên) (2018), Bộ sách “Cùng em hoạt động trải nghiệm”, NXB Giáo dục Việt Nam.

12. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), “Chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động trải nghiệm”, Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018.

13. Đỗ Văn Tuấn (2014), “Những điều cần biết về giáo dục STEM”, Tạp chí Tin học và Nhà trường, 182.

14. Mark Hardman, Alan West (2016), “Phương pháp giáo dục theo định hướng STEM”, stem_approach_adapted_for_leaders_fri.pdf The BSCS 5e Intructionalmodel: Origins, Effectiveness, and application.

15. Mark Windale (2016) , “Giáo dục STEM bồi dưỡng những nhà đổi mới, sáng tạo trong tương lai”, Hội thảo Vai trò của nhà nước và các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục STEM, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hội đồng Anh.

16. Lê Xuân Quang (2015), “Giáo dục STEM – Một giải pháp trong xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”, Tạp chí giáo dục và xã hội, 6/2015, tr. 37-39.

17. Lê Xuân Quang (2017), “Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM”, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội. 18. STEM quanh em (gồm 4 quyển: Khoa học siêu gần gũi; Toán học siêu ứng dụng; Kỹ thuật siêu đơn giản; Công nghệ siêu thông minh), Nhà xuất bản Dân Trí.

B. Tài liệu tiếng Anh

19. Brown J. (2012), "The current status of STEM education research",

Journal of STEM Education: Innovations and Research, 13(5), pp. 7-11.

20. Brown R., Brown J., Reardon K., and Merrill C. (2011), "UnderstandingSTEM: Current Perceptions", Technology and Engineering Teacher,70(6), pp. 5-9.

21. Bybee R. W. (2009), "The BSCS 5E instructional model and 21st century skills", Colorado Springs, CO: BSCS.

22. Honey M., Pearson G., and Schweingruber H. (2014), STEM Integration in K 12 Education:: Status, Prospects, and an Agenda for Research, National Academies Press.

23. Nationale M. D. L. É. (2012), "L’enseignement des Sciences de la Maternelle au Baccalauréat".

24. Roberts A. (2012), "A justification for STEM education", Technology and Engineering Teacher, pp. 1-5.

25. Sanders M. (2009), "STEM, STEM Education, STEMmania", Technology Teacher, 68(4), pp. 20-26.

26. Thornburg D. D. (2008), "Why STEM Topics are Interrelated: The Importance of Interdisciplinary Studies in K-12 Education", Thornburg Center for Space Exploration.

27. Tsupros, N., Kohler, R., and Hallinen, J. (2009), STEM education: A project to identify the missing components, Intermediate Unit 1 and Carnegie Mellon, Pennsylvania.

28. U.S. Department of Education (2007), Report of the Academic Competitiveness Council, Education Publications Center, Washington.

29. Yu Y.-C., Chang S.-H., and Yu L.-C. (2016), "An Academic Trend inSTEM Education from Bibliometric and Co-Citation Method",International Journal of Information and Education Technology, 6(2),pp. 113-116.

C. Trang web 30.http://www.stemedthailand.org/wp-content/uploads/2015/08/Problem- Solving-Approaches-in-STEM.pdf 31. https://www.smartfutures.ie/sites/default/files/resources/30835- Science%20Foundation%20STEM%20For%20Parents%20A4%20OP2.pdf 32. https://www.chs-ca.org/_docs/CHS_STEM_Booklet_Vietnamese.pdf 33. https://www.slideshare.net/TrungNguyen62/stem-vi-chng-trnh-gio-dc-tng-th 34.http://www.bostonchildrensmuseum.org/sites/default/files/pdfs/STEMGuide.pdf 35. http://www.cienciaviva.pt/flipbooks/livro_pollen_en/#p=62 36. http://thcslonghoa.hcm.edu.vn/giao-duc-stem/tai-lieu-tap-huan-giao-duc- stem-c76666-260111.aspx 37. https://trunghochoasen.com/tai-lieu-stem/STEM-tu-So-GD-va-DT-TP-Ho- Chi-Minh/Tai-lieu-tap-huan-STEM-cua-Bo-giao-duc-va-dao-tao.html

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. NỘI DUNG PHIẾU ĐIỀU TRA Phụ lục 1.1. Phiếu khảo sát giáo viên

Để có được những thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu về STEM, các thầy/cô vui lòng điền giúp các thông tin dưới đây bằng cách đánh dấu chéo (x) vào ô lựa chọn ý kiến. Nếu có ý kiến khác, xin thầy/cô bổ sung vào phần để trống.

Câu 1: Thầy/cô đã bao giờ đọc, xem hay nghe nói về những vấn đề sau chưa?

STT Có Không

1 STEM

2 Giáo dục STEM 3 Hoạt động STEM 4 Ngày hội STEM 5 Nghề nghiệp STEM 6 Cuộc thi Robotics

Câu 2: Theo thầy/cô, giáo dục STEM là gì?

... ... ... Câu 3: Theo thầy/cô, giáo dục STEM ở Việt Nam có quan trọng không? Tại sao

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Thầy/cô vui lòng cho biết lí do: ……….. ... Câu 4: Theo thầy/cô, STEM có vai trò trong việc phát triển các năng lực gì ở học sinh?

STT Năng lực chung Có Không

1 Năng lực giải quyết vấn đề 2 Năng lực hợp tác

4 Năng lực giao tiếp 5 Năng lực sáng tạo 6 Năng lực tính toán

7 Năng lực sử dụng CNTT

Các năng lực chung khác mà thầy/cô quan tâm :

... ...

Câu 5: Mức độ tổ chức hoạt động STEM ở trường tiểu học?

Các con đường Mức độ tổ chức

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Môn học

Hoạt động giáo dục

Câu 6: Đánh giá của giáo viên về mức độ tham gia của học sinh trong các bài giảng STEM?

Các con đường Mức độ tham gia của học sinh

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Phát triển tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong quá trình học Hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn Tăng cường sự hợp tác, phối hợp trong quá trình học

Câu 7: Thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh?

Các yếu tố tác động

Thuận lợi Khó khăn

Thường xuyên Thi thoảng Chưa bao giờ Thường xuyên Thi thoảng Chưa bao giờ

Sự chuẩn bị đồ dùng dạy học

Quản lý hoạt động học tập của học sinh

Phương pháp tổ chức hấp dẫn học sinh tham gia Đánh giá kết quả hoạt động STEM

Các yếu tố khác : ……… ... ...

Câu 9: Theo thầy/cô, dạy học tích hợp có phải là giáo dục STEM không? ... ... ...

Câu 10: Các thầy/cô hãy chỉ ra 2 đặc điểm mà thầy/cô cho rằng giáo dục STEM là dạy học tích hợp?

... ... ...

Phụ lục 1.2. Phiếu hỏi hứng thú học sinh sau chủ đề Họ và tên: ……… Lớp : ………Trường: ……….. Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Em hiểu bài và biết vận dụng kiến thức vào thực

tiễn

Các nhiệm vụ học tập là vừa sức với em

Em được thực hành nhiều hơn các tiết học thông thường

Em tham gia có hiệu quả vào xây dựng sản phẩm của chủ đề

Em biết đánh giá các kết quả thu được từ việc thực hiện chủ đề STEM

Em thích học các tiết học liên quan đến chủ đề STEM

Phụ lục 2. Kế hoạch chủ đề STEM thử nghiệm Chủ đề: Thiết kế thiết bị lọc nước để bảo vệ môi trường

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu của chủ đề:

- Kiến thức: Học sinh trình bày được cơ chế hoạt động của thiết bị lọc nước. Học sinh vận dụng được kiến thức để chế tạo ra máy lọc nước.

- Kĩ năng: Học sinh biết sử dụng các nguyên liệu để chế tạo được thiết bị lọc nước. Tính toán được các nguyên liệu sử dụng trong chủ đề. Thu thập, xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra kết luận.

- Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước. 2. Kiến thức STEM trong chủ đề:

- Khoa học (S): Kiến thức về một số cách làm sạch nước và bảo vệ môi trường - Công nghệ (T): Chế tạo thiết bị lọc nước dựa trên những nguyên vật liệu đã có - Kĩ thuật (E): Bản vẽ quy trình tạo ra thiết bị lọc nước.

- Toán học (M): Tính khối lượng của các vật liệu. Tính diện tích, thể tích của bể lọc và chứa nước.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Kế hoạch giảng dạy, tài liệu tham khảo về thiết bị lọc nước. Các nguyên liệu: bông, giấy lọc, cát, than bột, sỏi,…

2. Học sinh: Tài liệu về thực trạng nguồn nước sinh hoạt, nhu cầu sử dụng nước,… Các dụng cụ để thiết kế được thiết bị lọc nước: hai chai nhựa trong, kéo, thước, bút,…

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thực trạng và vai trò của nguồn nước đối với con người (Khám phá)

- Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại dựa trên hệ thống câu hỏi: (1) Em đang sinh sống ở đâu?

(2) Em thấy nguồn nước nơi em sống được sử dụng vào cuộc sống hàng ngày như thế nào?

(3) Theo em, nguồn nước có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

(5) Em sẽ làm gì để làm sạch nguồn nước đó?

- Từ đó, giáo viên dẫn dắt học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế, chế tạo thiết bị lọc nước.

2. Hoạt động 2: Xây dựng ý tưởng về thiết bị lọc nước (Thử nghiệm)

- Giáo viên giới thiệu và kiểm tra các đồ dùng, nguyên liệu đã yêu cầu học sinh chuẩn bị từ trước.

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 học sinh và nêu vấn đề: + Để tạo ra một thiết bị lọc nước cần chuẩn bị những gì?

+ Các em hãy lên ý tưởng và cùng vẽ ra bản thiết kế máy lọc nước của nhóm mình.

- Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh thiết kế thiết bị lọc nước theo các gợi ý: + Kết cấu, kiểu dáng của thiết bị lọc nước?

+ Thiết bị có những thành phần nào?

+ Việc sắp xếp thứ tự các nguyên liệu như thế nào để lọc nước đạt hiệu quả? - Các nhóm học sinh trình bày ý tưởng của nhóm mình trước lớp. Học sinh nhận xét, giáo viên có thể hướng dẫn, đưa ra quy trình chế tạo máy lọc nước:

(1) Cắt phần đáy chai thứ nhất và đục vài lỗ ở nắp chai; (2) Cắt phần đầu chai thứ hai;

(3) Lật ngược chai thứ nhất vào phần còn lại của chai thứ hai;

(4) Lần lượt để vào chai thứ nhất: bông, lớp sỏi nhỏ, lớp cát, lớp than bột, lớp cát;

(5) Đổ nước đục vào chai thứ nhất để thiết bị bắt đầu lọc nước. 3. Hoạt động 3: Thực hành chế tạo thiết bị lọc nước (Nghiên cứu)

Học sinh sử dụng các nguyên liệu và dụng cụ để tiến hành chế tạo thiết bị lọc nước. Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm thực hiện chế tạo từng chi tiết nhỏ dựa trên bản vẽ vừa thiết kế.

+ Đục vài lỗ trên nắp chai; đo đạc tính toán sao cho diện tích của chai thứ nhất khi úp ngược vào phần còn lại của chai thứ hai sẽ vừa vặn, không rộng cũng không chật quá.

+ Tính toán sao cho khối lượng của các lớp nguyên liệu khi đặt vào trong chai sẽ vừa đủ; và khối lượng giữa các lớp là bao nhiêu thì phù hợp.

+ Tiến hành sắp xếp các lớp lần lượt vào trong chai. + Hoàn thiện sản phẩm

+ Tiến hành kiểm tra lại các chi tiết trong thiết bị đã lắp đúng chưa, … 4. Hoạt động 4: Báo cáo, chia sẻ về thiết bị lọc nước (Báo cáo và chia sẻ)

- Tổ chức cho các nhóm thi lọc nước xem thiết bị của nhóm nào lọc được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 82 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)