Xây dựng mối quan hệ giữa các nhóm giáo viên và phụ huynh học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 51 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Xây dựng mối quan hệ giữa các nhóm giáo viên và phụ huynh học sinh

sinh để tổ chức hoạt động giáo dục STEM

Việc chuẩn bị đồ dùng cũng như phương tiện đầy đủ là một điều cần thiết trong tổ chức hoạt động giáo dục STEM. Do đó cần sự đồng thuận kể cả những đồ dùng từ phía giáo viên và đồ dùng từ phía học sinh. Về phía giáo viên, để có thể sử dụng những đồ dùng có hiệu quả và tiết kiệm thời gian chuẩn bị thì giáo viên các tổ hoặc nhóm khối cần có sự liên kết với nhau trong việc tổ chức các hoạt động, cùng nhau chuẩn bị các đồ dùng dạy học và lên các phương án, kế hoạch để có thể tổ chức khai thác đồ dùng dạy học có hiệu quả. Không những thế, mỗi giáo viên lại có một thế mạnh riêng về một lĩnh vực nào đó nên việc xây dựng kết hợp giữa các nhóm giáo viên lại với nhau có thể hỗ trợ nhau để thiết kế một chủ đề STEM hiệu quả. Về phía học sinh, học sinh tiểu học đôi khi còn hạn chế trong việc tìm kiếm các nguyên liệu phục vụ cho việc học tập. Do đó, rất cần thiết phải có sự hỗ trợ và tham gia của phụ huynh, cộng đồng để có thể giúp học sinh chuẩn bị tốt các đồ dùng, phương tiện đến lớp để tham gia vào các hoạt động giáo dục STEM.

Ví dụ: Trong chủ đề “Thiết kế thiết bị lọc nước để bảo vệ môi trưởng” dành cho học sinh khối 5 thì các giáo viên trong khối 5 có thể họp bàn, kết hợp với nhau trong việc phân công chuẩn bị đồ dùng, làm cho đồ dùng trở nên

phong phú hơn. Chẳng hạn, giáo viên này sẽ chuẩn bị than bột, giáo viên kia sẽ chuẩn bị những viên sỏi nhỏ,… Về phía học sinh, các em cần chuẩn bị hai chai nước, bông, kéo,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)