Em tập làm kĩ sư trồng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 65 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.5. Em tập làm kĩ sư trồng chè

 Đối tượng: Học sinh lớp 5  Thời gian: 70 phút

EM TẬP LÀM KĨ SƯ TRỒNG CHÈ

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu của chủ đề:

- Kiến thức: Học sinh biết được cây xanh cần gì để sống. Biết tính được khoảng cách phù hợp giữa các cây khi gieo trồng

- Kĩ năng: Học sinh biết sử dụng các nguyên liệu để trồng và chăm sóc cây xanh. Tính toán được các nguyên liệu sử dụng trong chủ đề. Thu thập, xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra kết luận.

- Thái độ: Nâng cao nhận thức, hành vi trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn mỹ quan đô thị, làng xã xanh - sạch - đẹp

2. Kiến thức STEM trong chủ đề:

- Khoa học (S): Kiến thức về cây xanh cần gì để sống (Nhu cầu về nước, ánh sáng, không khí của thực vật)

- Công nghệ (T): Trồng cây xanh dựa trên những nguyên liệu đã có - Kĩ thuật (E): Kiến thức về “Trồng và chăm sóc cây, hoa” - Toán học (M): Kiến thức về diện tích hình chữ nhật

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Kế hoạch giảng dạy, tài liệu tham khảo về trồng chè. Các nguyên liệu: bầu chè, thùng xốp, đất,…

2. Học sinh: Tài liệu về thực trạng cũng như nhu cầu của việc trồng chè,… Các dụng cụ để trồng cây: xẻng, nước,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thực trạng và vai trò trồng cây xanh (Khám phá)

- Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại dựa trên hệ thống câu hỏi: (1) Thái Nguyên nổi tiếng về gì?

(2) Nêu vai trò của cây chè đối với đời sống của người dân? (3) Em có nhận xét gì về tình trạng cây xanh trên địa bàn TP TN?

(4) Chúng ta cần làm gì để cải thiện tình trạng đấy?

- Từ đó, Giáo viên dẫn dắt học sinh thực hiện nhiệm vụ: Trồng chè để nâng cao đời sống, giúp không khí trong lành và góp phần cải thiện đất trồng, chống sạt lở, xói mòn.

2. Hoạt động 2: Xây dựng ý tưởng về trồng cây xanh (Thử nghiệm)

- Giáo viên giới thiệu và kiểm tra các đồ dùng, nguyên liệu đã yêu cầu học sinh chuẩn bị từ trước.

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 học sinh và nêu vấn đề: + Để trồng được cây, cần những nguyên liệu và dụng cụ gì? + Nêu quy trình để trồng một cây chè?

- Các nhóm học sinh trình bày ý tưởng về việc trồng cây của nhóm mình trước lớp. Học sinh nhận xét, Giáo viên có thể hướng dẫn, đưa ra quy trình trồng một cây chè như sau:

(1) Làm đất (2) Lên luống (3) Xử lí bầu chè (4) Trồng các bầu chè (5) Tưới nước

- Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét

3. Hoạt động 3: Thực hành trồng cây chè (Nghiên cứu)

- Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm thực hiện làm từng công đoạn một

+ Dọn sạch tàn dư của thực vật còn sót lại trong đất, cày bừa đất kĩ để giúp đất tơi xốp, nhỏ.

+ Đo đạc, tính toán kích cỡ, diện tích của thùng xốp biết được một thùng trồng được bao nhiêu cây; tính toán xem khoảng cách giữa các cây là bao nhiêu (Mỗi cây cách nhau khoảng 40cm – 45cm)

+ Lên luống, đào các hốc đất để trồng cây (mỗi hốc sâu khoảng 20cm – 25cm); trồng cả bầu chè xuống đất.

4. Hoạt động 4: Báo cáo, chia sẻ về cách trồng cây chè (Báo cáo và chia sẻ)

- Tổ chức cho học sinh bình chọn xem thùng cây của nhóm nào trồng đẹp nhất, phát triển tốt nhất.

- Tổ chức cho học sinh kiểm chứng về khả năng chống xói mòn của cây (1 thùng chứa đất không, 1 thùng trồng cây chè, cùng rót nước vào cả hai thùng xốp)

- Em thấy có hiện tượng gì xảy ra?

- Tổ chức cho các nhóm tiến hành báo cáo, chia sẻ về quy trình, cách trồng và chăm sóc cây của nhóm mình

- Tổ chức cho học sinh nhận xét, phản biện

IV. Đánh giá hoạt động giáo dục STEM

Phiếu đánh giá quá trình và kết quả hoạt động giáo dục STEM

Tiêu chí Kết quả đạt được

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Chuẩn bị Chuẩn bị đầy đủ

đồ dùng Chuẩn bị được một nửa đồ dùng Không chuẩn bị được đồ dùng nào Tham gia, đề xuất ý tưởng Đề xuất được ít nhất 1 ý tưởng và trình bày rõ ràng ý tưởng đó Đề xuất được ít nhất 1 ý tưởng nhưng không trình bày, giải thích được ý tưởng của mình Không đề xuất được ý tưởng nào

Thực hiện, triển khai ý tưởng Vẽ chi tiết và thực hiện được ý tưởng của mình rõ ràng Chỉ vẽ được ý tưởng nhưng không lắp ghép, chế tạo được ý tưởng đó Không vẽ cũng như không chế tạo được ý tưởng Sản phẩm STEM Có sản phẩm STEM Có sản phẩm nhưng chưa thể hiện rõ STEM trong đó Không có sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)