Xây dựng nội dung giáo dục STEM gắn với các nội dung giáo dục địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Xây dựng nội dung giáo dục STEM gắn với các nội dung giáo dục địa

động giáo dục STEM

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết và thiết kế hoạt động giáo dục STEM

Bước 5: Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cần thiết để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng STEM

Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động giáo dục STEM Bước 1: Khám phá Bước 2: Thử nghiệm Bước 3: Nghiên cứu

Bước 4: Báo cáo và chia sẻ

Giai đoạn 3: Đánh giá hoạt

động giáo dục STEM

Đánh giá quá trình hoạt động của học sinh

Đánh giá sản phẩm của học sinh

Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEM

2.3. Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh tiểu học ở thành phố Thái Nguyên học ở thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Xây dựng nội dung giáo dục STEM gắn với các nội dung giáo dục địa phương phương

Ở trường tiểu học trên thành phố Thái Nguyên hiện nay, các hoạt động trải nghiệm được tổ chức triển khai chủ yếu dưới hình thức tự chọn. Học sinh được tự nguyện tham gia thông qua các buổi tham quan, dã ngoại tại các khu vui chơi, trang trại giáo dục. Tuy nhiên, về cơ bản, các hoạt động trải nghiệm này chưa thực sự mang lại hiệu quả.

Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện đang được thực hiện tại các trường tiểu học hiện nay, hoạt động giáo dục STEM cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm có thể được khai thác và tổ chức gắn với các chủ điểm giáo dục trong từng tháng, bao gồm:

Tháng 8+9: Chào mừng năm học học mới. Tháng 10: Chăm ngoan, học tốt.

Tháng 11: Kính yêu thầy cô giáo. Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn. Tháng 1+2: Mừng Đảng, mừng xuân. Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo. Tháng 4: Mừng đất nước nở hoa. Tháng 5: Kính yêu Bác Hồ.

Tuy nhiên, các chủ điểm này chỉ mang tính chất gợi ý, tùy theo đặc điểm của mỗi địa phương thì giáo viên có thể thiết kế các hoạt động giáo dục phù hợp. Hoạt động giáo dục địa phương phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Dựa vào đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa đặc trưng vùng miền, gắn với thành phố Thái Nguyên; đặc điểm học sinh tiểu học ở khu vực này, nhà trường và giáo viên có thể khai thác các nội dung về kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương để xây dựng các chủ đề STEM cụ thể, gắn với nội dung chương trình các môn học tích hợp trong STEM vừa gắn với nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm phù hợp với định hướng giáo dục của từng tháng.

Ví dụ: Đối với học sinh lớp 5, trong chủ điểm “Chăm ngoan, học tốt” (tháng 10), giáo viên có thể thiết kế nội dung giáo dục STEM gắn với các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống, phù hợp với đặc điểm nơi sống và vừa sức với học sinh như: chủ đề STEM “Thiết kế thiết bị lọc nước để bảo vệ môi trường”; Với chủ đề tháng 4 về quê hương, đất nước, có thể thiết kế chủ đề

STEM “Thiết kế bao bì sản phẩm chè Tân Cương - Thái Nguyên”... các chủ đề này có thể được thiết kế dưới dạng dự án STEM, kéo dài từ khoảng từ 2 đến 4 tiết, tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh có thể tham gia và chuẩn bị được tốt nhất cho giờ học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)