Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 75 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.6.1. Đánh giá định lượng

3.6.1.1. Kết quả trước thử nghiệm

Trước khi thử nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra ở hai lớp kiến thức khoa học cũng như năng lực của học sinh (Phụ lục 2). Chúng tôi tổ chức tiến hành xây dựng 1 bài kiểm tra chủ đề: “Thiết kế bao bì sản phẩm chè Tân Cương – Thái Nguyên” và chủ đề “Thiết kế thiết bị lọc nước để bảo vệ môi trường” để xác định được trình độ học sinh trước khi thử nghiệm.

Bảng 3.3. Kết quả bài kiểm tra trước khi thử nghiệm

Lớp, trường Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL % SL % SL %

5A

Trường tiểu học Phúc Trìu 5 13,2 17 44,7 16 42,1 5B

Trường tiểu học Trưng Vương 6 15 15 37,5 19 47,5 Kết quả của bài thử nghiệm được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Lớp 5A Lớp 5B

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài kiểm tra trước thử nghiệm

Kết quả bài kiểm tra cho thấy: kết quả học tập của cả hai lớp không có sự chênh lệch nhiều. Kết quả của hoàn thành tốt của lớp 5B trường Tiểu học Trưng Vương (15%) cao hơn một chút so với lớp 5A trường Tiểu học Phúc Trìu (13,2%). Kết quả chưa hoàn thành ở cả hai trường chiếm tỉ lệ khá lớn (lớp 5A – 42,1%; lớp 5B – 47,5%). Nhìn chung, cả hai lớp đều có sự tương đồng nhau về học lực.

3.6.1.2. Kết quả sau thử nghiệm

Ngay sau khi tiến hành xong mỗi giờ thử nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra nội dung kiến thức ngay tại lớp. Nội dung bài kiểm tra 15 phút là những kiến thức, năng lực cần đạt sau bài học, giống nhau ở cả hai lớp.

Sau tiết học chủ đề: “Thiết kế thiết bị lọc nước để bảo vệ môi trường” và chủ đề: “Thiết kế bao bì sản phẩm chè Tân Cương – Thái Nguyên”, học sinh đã làm bài kiểm tra 15 phút, chất lượng bài kiểm tra được thông qua bảng sau:

Bảng 3.4. Kết quả bài kiểm tra sau khi thử nghiệm

Lớp, trường Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL % SL % SL %

5A

Trường tiểu học Phúc Trìu 12 31,6 24 63,2 2 5,2 5B

Trường tiểu học Trưng Vương 13 32,5 24 60 3 7,5

Kết quả của bài thử nghiệm được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Lớp 5A Lớp 5B

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài kiểm tra sau thử nghiệm

Kết quả thể hiện trong bảng (hình) trên cho thấy, sau quá trình áp dụng các biện pháp đã đề xuất ở chương 2, kết quả trước và sau thử nghiệm đã có có sự thay đổi rõ nét. Những bài đạt kết quả hoàn thành đã giảm xuống đáng kể. Số lượng bài đạt mức hoàn thành tốt tăng rõ rệt. Cụ thể:

Ở lớp 5A, chúng tôi nhận thấy kết quả sau thử nghiệm số bài đạt mức hoàn thành tốt tăng rõ rệt so với trước thử nghiệm (31,6%). Đặc biệt, số bài đạt kết quả chưa hoàn thành cũng đã giảm mạnh (từ 42,1% xuống còn 5,2%).

Ở lớp 5B, kết quả sau thử nghiệm cũng đã cải thiện rõ rệt, tăng từ 15% lên đến 32,5%. Số bài đạt kết quả chưa hoàn thành cũng đã giảm rõ rệt (từ 47,5% xuống còn 7,5%). Các bài còn lại có tăng nhưng tỉ lệ ở mức độ bình thường.

Dựa vào kết quả trên ta nhận thấy rằng, kết quả học tập của hai lớp sau khi thử nghiệm cao vượt trội hơn so với trước khi thử nghiệm. Kết quả này chứng tỏ rằng: các phương pháp và hình thức tổ chức trong thử nghiệm đã có tác động đến kết quả học tập hoạt động giáo dục STEM của học sinh tiểu học và làm tăng kết quả, chất lượng học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)