8. Cấu tru ́c của luận văn
1.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng
năng lực của học sinh THCS
1.4.1. Những văn bản quy định về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS THCS
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường trung học cơ sở được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; trong đó nó được thể hiện tập trung ở một số văn bản sau:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Trường THCS.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 21/2010/TT/BGDĐT ngày 20/7/2010.
4. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
5. Nghị quyết số 44-NQ/CP ngày 09/6/2014, của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW.
1.4.2. Hiệu trưởng trường THCS
Trong mỗi nhà trường THCS, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng là người có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chun mơn, thay mặt nhà trường thiết lập mối liên kết giữa nhà trường và cộng đồng, với các lực lượng giáo dục khác để tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh.
1.4.3. Nội dung tổ chứ c hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh phát triển năng lực học sinh
1.4.3.1. Xây dựng nội dung tổ chứ c hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trong trường THCS, xây dựng nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bao gồm:
Lựa chọn các chủ đề trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, sản xuất, khoa học cơng nghệ, giáo dục, văn hố, chính trị xã hội của địa phương, đất nước để đưa vào nội dung hoạt động ngoại khoá.
Đưa các nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong các chủ đề đã được lựa chọn.
1.4.3.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung tổ chứ c hoạt động trải nghiệm
sáng tạo
Xây dựng kế hoạch cho cả năm học; xây dựng kế hoạch cho từng khối lớp để tổ chức thực hiện tốt nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
1.4.3.3. Phân công giáo viên thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Phân công từng giáo viên thực hiện hoạt động ngoại khoá trải nghiệm
sáng tạo theo các chủ đề đã lựa chọn bao gồm:
Giáo viên thiết kế nội dung đã được lựa chọn theo hướng phát triển năng lực
Hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức trong quá trình thực hiện hoạt động ngoại khoá trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.4.3.4. Bồi dưỡng giáo viên trong việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Bồi dưỡng giáo viên về xây dựng chủ đề, nội dung các chủ đề trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội gắn với địa phương, đất nước để tăng tính thực tiễn nội dung trải nghiệm sáng tạo.
Bồi dưỡng giáo viên về cách tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua nhiều hình thức phong phú, sinh động để tăng cường tính hiệu quả giáo dục của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh. Giúp các em học sinh có động cơ học tập đúng đắn, hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm.
1.4.3.5. Phối hợp với tổ chức xã hội, cá nhân ở địa phương để thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Phối hợp với các đoàn thể, cá nhân, doanh nghiệp tại địa phương để thực hiện hoạt động ngoại khố trải nghiệm sáng tạo.
Phối với gia đình học sinh để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vì gia đình học sinh sẽ là người quyết định sự tham gia của học sinh trong việc tham gia các hoạt động ngoại khố khơng bắt buộc.
1.4.3.6. Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ngoại khoá theo chủ đề đã lựa chọn trong chương trình.
Huy động các nguồn lực theo phương châm xã hội hoá trong giáo dục để phục vụ các hoạt động ngoại khoá.
1.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Kiểm tra, đánh giá các hoạt động ngoại khoá là nội dung quan trọng của quản lý hoạt động ngoại khố trải nghiệm sáng tạo. Thơng qua kiểm tra, đánh giá, người quản lý thấy được nội dung chương trình ngoại khố trải nghiệm sáng tạo của nhà trường có phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của
địa phương, với thực tiễn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và hoàn cảnh của số đông học sinh trong trường.