Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang​ (Trang 42 - 46)

8. Cấu tru ́c của luận văn

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo

theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THCS

1.5.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS

Trong nhà trường trung học cơ sở, nếu cán bộ quản lý, giáo viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì các hoạt động sẽ được tổ chức tốt; có hiệu quả giáo dục rất lớn.

1.5.2. Năng lực tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý tốt sẽ làm cho các hoạt động này của nhà trường phong ngũ cán bộ quản lý tốt sẽ làm cho các hoạt động này của nhà trường phong phú, đúng mục đích và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

1.5.3. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ và kinh nghiệm hoạt động xã hội của đội ngũ giáo viên trong việc xây dựng nội dung chủ đề của đội ngũ giáo viên trong việc xây dựng nội dung chủ đề

Đội ngũ giáo viên là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến giáo dục tồn diện học sinh vì “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm

bảo chất lượng giáo dục” [23]. Thông qua các phong trào thi đua dạy tốt - học

tốt, trong tổ chức thực hiện HĐGDNGLL, giáo viên không ngừng phát huy năng lực, trí sáng tạo và trong việc hình thành, phát triển, hồn thiện nhân cách của học sinh. Chất lượng đội ngũ giáo viên góp phần quyết định hiệu quả của HĐGD nói chung và HĐGDNGLL nói riêng; do đó, nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên là việc hết sức cần thiết, đòi hỏi hiệu trưởng phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng một cách toàn diện và đồng bộ.

1.5.4. Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng ảnh hưởng đến công tác tổ chức các hoạt động này sáng tạo cũng ảnh hưởng đến công tác tổ chức các hoạt động này

Nếu cơ sở vật chất tốt sẽ góp phần làm phong phú các hoạt động cũng như hiệu quả giáo dục của các hoạt động sẽ đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

1.5.5. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, mơi trường văn hố, truyền thống ở địa phương

Môi trường xã hội vi mơ và vĩ mơ có tác động rất lớn đến việc giáo dục thế hệ trẻ; do đó, cần huy động tồn xã hội tham gia xây dựng mơi trường xã hội và môi trường thiên nhiên lành mạnh, khai thác tốt các mặt tích cực; đẩy lùi các mặt tiêu cực; nâng cao chất lượng cuộc sống, đề cao các giá trị xã hội chân chính; tạo ra dư luận đúng đắn về giá trị của học vấn, về ý thức, động cơ, thái độ học tập, thi cử, …

Để xây dựng môi trường xã hội hiệu quả, nhà trường cần có sự phối hợp cụ thể với địa phương thơng qua HĐGDNGLL. Một địa phương có tiềm năng về kinh tế, phát triển tốt trong lao động sản xuất, có mơi trường xã hội lành mạnh, có truyền thống văn hóa địa phương, trình độ dân trí cao, có nhiều hoạt động văn hóa, TDTT phong phú sẽ là mơi trường tốt, có tính giáo dục cao trong việc định hướng nghề nghiệp, giáo dục toàn diện cho học sinh và tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp thực hiện HĐGDNGLL, là cơ sở cho việc xây dựng các chế độ chính sách ưu tiên của địa phương cũng như hỗ trợ nguồn kinh phí giúp cho nhà trường xây dựng chế độ ưu đãi, động viên khen thưởng những người tích cực tham gia hoặc có thành tích trong HĐGDNGLL. Thời đại “tồn cầu hóa” mở cửa hội nhập, sẽ có nhiều điều hay để học tập nhưng cũng khơng ít những ảnh hưởng và thói quen xấu tác động đến học sinh hằng ngày, hằng giờ từ các nguồn thông tin trên Internet (trang tin, nhật kí điện tử - blog, trị chơi trực tuyến - games online), báo chí, phim ảnh và các chương trình truyền hình,… đã làm cho một bộ phận học sinh ngày nay sao lãng dần việc học tập và rèn luyện; điều này đáng báo động và làm cho toàn xã hội lo lắng. Để giảm thiểu những tác động xấu và để đào tạo cho xã hội một thế hệ trẻ hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ, tinh thần và thể chất, chuẩn bị cho các em trở thành người chủ nhân tương lai của đất nước thì cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị -

xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cơng dân có trách nhiệm giúp nhà trường tổ chức các HĐGD và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học; góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an tồn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao lành mạnh; hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.

1.5.6. Sự quan tâm của chính quyền , đồn thể đến hoạt động giáo dục của nhà trường nhà trường

Các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh, chỉ đạo và hỗ trợ sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục và sự phát triển giáo dục; tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục. Các cấp chính quyền tuyên truyền về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các trò chơi dân gian, các hình thức sinh hoạt truyện thống của địa phương từ đó giáo dục thanh thiếu niên trên địa bàn, tham gia tích cực vào các hoạt động hữu ích góp phần giáo dục những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho các em.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, ở chương 1 đã phân tích và làm sáng tỏ các khái niệm công cụ như: Quản lý; Da ̣y ho ̣c; Da ̣y ho ̣c theo đi ̣nh hướng phát triển năng lực ho ̣c sinh; Tổ chứ c hoa ̣t đô ̣ng trải nghiê ̣m sáng ta ̣o theo đi ̣nh hướng phát triển năng lực ho ̣c sinh;... Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề cơ bản về hoạt đô ̣ng trải nghiệm sáng tạo, tầm quan trọng của hoa ̣t đô ̣ng trải nghiê ̣m sáng tạo đối với học sinh cũng như các biê ̣n pháp tổ chức hoa ̣t đô ̣ng trải nghiê ̣m sáng ta ̣o cho học sinh THCS. Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức hoa ̣t đô ̣ng trải nghiê ̣m sáng ta ̣o cho học sinh. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả đề xuất các biện pháp tổ chức hoa ̣t đô ̣ng trải nghiê ̣m sáng ta ̣o theo đi ̣nh hướng phát triển nămg lực cho học sinh ở trường THCS một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm đối tượng là HS THCS, với đặc điểm công việc là tổ chứ c hoạt đô ̣ng trải nghiê ̣m sáng tạo theo định hướng PTNL, sát thực với tình hình của các trường THCS huyê ̣n Lu ̣c Nga ̣n, tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THSC HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang​ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)