Biê ̣n pháp 4: Tăng cường phối hợp giữa nhà trườn g gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang​ (Trang 93 - 97)

8. Cấu tru ́c của luận văn

3.2. Mộtsố biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát

3.2.4. Biê ̣n pháp 4: Tăng cường phối hợp giữa nhà trườn g gia đình và xã hộ

học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của giải pháp này là phát huy tận dụng được sức mạnh tổng hợp của nhà trường - gia đình - xã hội, cộng đồng trách nhiệm chăm lo GD HS và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất cũng như tinh thần) tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ. Tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục và xây dựng môi trường trong sạch lành mạnh, khơng có tệ nạn xã hội.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chứ c hoa ̣t đô ̣ng TNST theo đi ̣nh hướng PTNL cho học sinh là việc rất quan trọng có ảnh hưởng tới q trình hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Việc tổ chức hoa ̣t đô ̣ng TNST cho HS phải được thực hiện một cách đồng bộ và có sự phối kết hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường mới đem lại hiệu quả. Những sự việc diễn ra trong cuộc sống gia đình và xã hội đều tác động rất lớn đến các em. Do vậy, chỉ riêng nhà trường đứng ra tổ chưc cho các em là chưa đủ mà cần có sự chung tay, hỡ trợ của gia đình

và cả cộng đồng. Gia đình, mơi trường gia đình ln là cơ sở tiếp nhận thông tin và là trung tâm xử lý thơng tin một cách chính xác, định hướng các giá trị đạo đức xã hội cho mỗi thành viên và quan trọng hơn cả cha mẹ, ông bà, người lớn tuổi phải là những nhà sư phạm giúp con em mình hình thành khả năng tự xử lý thơng tin.

Gia đình phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình như điều 94 Luật giáo dục 2005 nêu rõ: "Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm ni

dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường”[23, tr.65]; “Mọi người trong gia đình phải có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo mơi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục” [23, tr.66].

Cũng theo Điều 97 của Luật Giáo dục 2005, thì trách nhiệm của xã hội là: “Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành

mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh”[23, tr.75].

Như vậy, hoạt động giáo dục học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, nhà trường đóng vai trị trung tâm giáo dục và phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường cùng quan tâm giáo dục học sinh”

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

- Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng đến chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội về yêu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước. Đồng thời phân tích để họ thấy được mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường, các tệ nạn trong thanh thiếu niên của địa phương cũng như của đất nước. Để từ đó mọi người, mọi tổ chức thấy được tầm quan trọng và ý thức trách nhiệm của mình cùng chung tay, góp sức trong việc tở

chứ c hoa ̣t đô ̣ng TNST cho HS ở địa phương nói chung, học sinh trường THCS nói riêng.

- Đối với cha mẹ học sinh và hội cha mẹ học sinh. Đầu mỗi năm học nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường cũng như của các chi hội lớp, đồng thời qua đó bàn bạc thống nhất các nhiệm vụ, nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, hội phụ huynh, cung cấp thêm những vấn đề cơ bản về học sinh, về tâm lý HS và tầm quan trọng của việc tổ chức các hoa ̣t động TNST cho HS để phụ huynh được biết. Giúp phụ huynh thấy được ảnh hưởng to lớn của gia đình đến việc GDKNS cho các em. Từ đó định hướng những giải pháp phối hợp giáo dục.

- Xây dựng quy chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh; giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm, với Đội THTP HCM, các quy tắc và chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.

- Cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp: là giải pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa GVCN với cha mẹ học sinh. Ở các cuộc họp này GVCN có điều kiện thuận lợi tìm ra các giải pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục học sinh.

- Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tơn trọng mình và tơn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo.

- Cho học sinh thể hiện tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn vướng mắc trong bạn bè, trong gia đình, cách đối xử của cha mẹ để cùng tháo gỡ.

- Cha mẹ phải hướng cho con biết cách phê phán, biết phân tích, nhận xét đánh giá và biết quyết định hợp lý, đúng lúc trong các tình huống phức tạp.

- Đối với chính quyền địa phương và các tổ chức ngoài nhà trường. + Nhà trường chủ động phối hợp và liên hệ chặt chẽ với các ban ngành chức năng như công an, y tế, cùng với các cơ quan, đồn thể khác đóng trên địa bàn để giáo dục các em. Cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề giáo dục như: giáo dục pháp luật, an tồn giao thơng, thơng tin về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS; giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường, giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử địa phương v.v...

+ Xây dựng cam kết phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; cam kết phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội

Tác động giáo dục

Thu nhập thông tin ngược Xử lý và tác động trở lại

Phối hợp xử lý và truyền đạt thông tin

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- Xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ gắn bó giữa nhà trường - gia đình và xã hội.

Nhà trường

Gia đình Xã hội

HỌC SINH

- Các lực lượng tham gia phối hợp tổ chứ c hoa ̣t đô ̣ng TNST cho học sinh phải nhiệt tình, tâm huyết, hết lịng vì thế hệ trẻ.

- Phải tạo nguồn kinh phí hỗ trợ để hoạt động có hiệu quả.

Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội để tổ chứ c hoạt đô ̣ng TNST cho HS trong giai đoạn mới là q trình địi hỏi nhiều công sức, tâm huyết và thời gian của các nhà quản lý. Quá trình phối hợp này nhằm xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy tối đa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang​ (Trang 93 - 97)