Sử dụng cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang​ (Trang 76 - 78)

8. Cấu tru ́c của luận văn

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo theo định hướng

2.3.4. Sử dụng cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Bảng 2.15: Thực trạng việc sử dụng phương tiện, thiết bị học tập

TT Phương tiện, thiết bị dạy học

Mức độ sử dụng Thường

xuyên Đôi khi Chưa

khi nào

SL % SL % SL %

1 Sách giáo khoa 330 100 0 0 0 0

2 Sách, tài liệu tham khảo 300 90,9 30 9,1 0 0

3 Phịng thí nghiệm 60 18,2 30 9,1 240 72,7

4 Máy tính, máy chiếu projector 0 0 300 90,9 30 9,1

5 Máy chiếu vật thể 0 0 50 15,2 280 84,8

6 Máy quay phim, chụp ảnh 0 0 10 3,0 320 97,0

7 Sử dụng mạng internet 210 63,6 100 30,3 20 6,1

8 Các đồ dùng dạy học tự làm 10 3,0 150 45,5 170 51,5

9 Các mẫu vật thực tế 20 6,1 120 36,4 190 57,6

10 Các đồ dùng sinh hoạt 0 0 60 18,2 270 81,8

Đi đôi với việc sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học truyền thống, phương tiện được sử dụng chủ yếu vẫn là sách giáo khoa và sách tham khảo. Các thiết bị như máy tính, máy chiếu projector, máy chiếu vật thể ít được dùng. Mạng internet được giáo viên dùng phổ biến với gần 70% sử dụng thường xuyên, tuy nhiên là trong quá trình tìm kiếm thơng tin về các hoa ̣t động, còn việc sử dụng trên lớp và hướng dẫn học sinh dùng mạng internet để tìm kiếm thơng tin chưa được thực hiện. Việc làm và sử dụng đồ dùng tự làm được nhà trường thực hiện hàng năm nhưng hiệu quả chưa cao. Đồ dùng tự làm chỉ dừng các đồ dùng đơn giản như bảng phụ, dây điện, tranh vẽ, sơ đồ tư duy,… chưa có đồ dùng có tính mới, tính sáng tạo. Việc sử dụng các mẫu vật thực tế, các đồ dùng sinh hoạt góp phần làm bài học sinh động và gắn với thực tế cuộc sống, song ít được giáo viên sử dụng.

2.3.5. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Để đạt mục tiêu giáo dục nhà trường phải tổ chức kết hợp với gia đình và xã hội, huy động sức mạnh của tồn xã hội để góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoa ̣t động TNST cho HS. Để hiểu rõ thực trạng về công tác chỉ đạo, phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức hoa ̣t đô ̣ng TNST cho HS, tác giả đã tiến hành điều tra qua cán bộ quản lý, tổng phụ trách Đội và giáo viên (gồm 330 người). Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.16: Sự chỉ đạo, phối hợp giữa cán bộ quản lý với các lực lượng giáo dục

STT Các lực lượng giáo dục Số ý kiến xác

nhận là “có” Tỷ lệ %

1 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 330 100

2 Gia đình học sinh 280 84,8

3 Tập thể học sinh 285 86,4

4 Đội ngũ giáo viên bộ môn 330 100

5 Đội TNTP Hồ Chí Minh 290 87,9

6 Hội cha mẹ học sinh 300 90,9

Qua bảng 2.16 có thể rút ra nhận xét: Sự chỉ đạo, phối hợp giữa cán bộ quản lý với các lực lượng giáo dục là việc làm thường xuyên và chiếm tỷ lệ rất cao ở các nhà trường. Cụ thể: Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; Đội ngũ giáo viên bộ môn (100%), Hội cha mẹ học sinh (90,9%), Đội TNTP Hồ Chí Minh (90,6%), Gia đình HS và tập thể học sinh cùng chung một tỷ lệ (87,9%). Kết quả này chứng tỏ cán bộ quản lý nhà trường đã có sự chỉ đạo, phối hợp với đội ngũ GVCN, đội ngũ giáo viên bộ môn, Hội cha mẹ học sinh và Đội rất tốt. Đây là các lực lượng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả tổ chức hoa ̣t đô ̣ng TNST cho HS. Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các lực lượng này để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hoa ̣t đô ̣ng TNST cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang​ (Trang 76 - 78)