Biê ̣n pháp 5: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang​ (Trang 97 - 99)

8. Cấu tru ́c của luận văn

3.2. Mộtsố biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát

3.2.5. Biê ̣n pháp 5: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng

thưởng công tác tổ chức hoạt động TNST theo đi ̣nh hướng PTNL học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng của quản lý, giúp nhà quản lý giáo dục biết được khó khăn, vướng mắc và có biện pháp phù hợp.

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, chống bệnh thành tích, hồn chỉnh hệ thống văn bản, đảm bảo khen đúng, khen đủ, kịp thời nhằm xây dựng và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong dạy học và GDKNS.

3.2.5.2. Nội dung thực hiện

- Xây dựng chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trong năm học.

- Đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá. - Xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng.

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

- Xây dựng chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá. Trước hết cần xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá làm căn cứ, làm chuẩn để so sánh, đối chiếu, xác định mức độ đạt được của quá trình đánh giá.

- Xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra, đánh giá theo tiến trình thời

gian trong năm học:

+ Thành lập ban kiểm tra đánh giá việc gồm các đại diện: Ban giám hiệu nhà trường, GVCN, hội cha mẹ học sinh, Tổng phụ trách Đội.

+ Xây dựng chế độ kiểm tra: Theo học kỳ, theo năm học, đột xuất. Hình thức kiểm tra: trực tiếp, gián tiếp ; báo trước hoặc không báo trước.

Bên cạnh đó cần phân cơng rõ trách nhiệm và sự phối hợp các lực lượng xã hội trong việc GDKNS cho học sinh.

- Đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Khi có kết quả đánh giá, người quản lý cần điều chỉnh hoặc phát huy hoặc uốn nắn hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện được tốt hơn.

- Thi đua khen thưởng là biện pháp nhằm kích thích lơi cuốn mọi người

hăng say phấn đấu để đạt được thành tích cao nhất trong hoạt động. Nó tác động đến tình cảm, ý chí, niềm tin và tính sáng tạo của mỗi thành viên.

+ Hoàn chỉnh bộ máy quản lý thi đua, khen thưởng trong nhà trường gồm hiệu trưởng là chủ tịch, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch cơng đồn, Bí thư đồn thanh niên; Tổng phụ trách Đội, các khối trưởng chuyên môn, đại diện hội phụ huynh.

+ Khen thưởng cần đúng lúc, đúng mức, đúng người, đúng việc. Thi đua khen thưởng cần đa dạng về hình thức tổ chức. Tuỳ vào khả năng của nhà trường và sự huy động khác để quy định mức thưởng cho phù hợp, vừa động viên khuyến khích người có thành tích, đồng thời là động lực cho mọi thành viên phấn đấu.

+ Chú trọng việc nhân các điển hình tiến tiến về cơng tác tổ chức hoa ̣t đô ̣ng TNST trong học sinh và giáo viên.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Có quan điểm đúng về đánh giá công tác tổ chứ c hoa ̣t đô ̣ng TNST, phải căn cứ vào những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá.

- Phải phối hợp nhiều phương pháp đánh giá, khi đánh giá cần chú ý nhằm phát huy những mặt tốt, mặt tích cực, sự đóng góp nhằm tư vấn thúc đẩy phát triển là chính. Khơng nên vội vàng, đánh giá một cách phiến diện, chủ quan, cảm tính; khơng nên máy móc, rập khn hoặc dùng quyền lực để nhận xét mà khơng nghiên cứu, trao đổi và nhìn nhận từ nhiều khía cạnh.

- Cán bộ quản lý cần thường xuyên tổ chức học tập kinh nghiệm các điển hình trong phong trào thi đua của ngành, tổ chức triển khai luật thi đua khen thưởng tới cán bộ giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang​ (Trang 97 - 99)