Biện pháp 2: Tăng cường viê ̣c bồi dưỡng nghiê ̣p vụ phương pháp tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang​ (Trang 89 - 92)

8. Cấu tru ́c của luận văn

3.2. Mộtsố biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường viê ̣c bồi dưỡng nghiê ̣p vụ phương pháp tổ chức

viên trong nhà trường

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Qua khảo sát thực trạng cho thấy học sinh nhà trường chưa có phương pháp học hiệu quả, nhất là khả năng tự học rất yếu. Mục tiêu của biện pháp là nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng phương pháp tổ chức hoa ̣t đô ̣ng TNST cho học sinh; giúp giáo viên có ý thức bồi dưỡng phương pháp tổ chức hoạt đô ̣ng TNST cho học sinh đồng thời giúp học sinh tích cực tham gia các hoa ̣t đơ ̣ng TNST.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Giúp giáo viên nhận thấy tầm quan trọng của bồi dưỡng phương pháp tổ chứ c hoa ̣t đô ̣ng TNST cho học sinh

Bồi dưỡng kiến thức về hoạt động trải nghiê ̣m sáng tạo và nhận biết các đặc trưng hoa ̣t đô ̣ng trải nghiê ̣m sáng tạo

Kiến thức liên quan, hình thức tở chức về các hoa ̣t đô ̣ng trải nghiê ̣m sáng tạo

Từ các hoa ̣t đô ̣ng trải nghiê ̣m sáng tạo đó vận dụng vào các lĩnh vực trong cuộc sống.

Chỉ đạo giáo viên tự bồi dưỡng tự học tự nghiên cứu bằng cách đọc sách, tìm kiếm thơng tin trên sách báo, tạp chí và internet về các hoa ̣t đơ ̣ng TNST.

Chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lý hoạt động học tập của học sinh. Thông qua giáo viên (nhất là chủ nhiệm), tạo sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường, để gia đình tạo thời gian và không gian học tập cho học sinh.

Phát động phong trào thi đua học tập trong học sinh. Kết hợp với Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên phát động các đợt thi đua theo chủ điểm với các nội dung cụ thể nhằm thu hút học sinh vào các hoạt động học tập và vui chơi bổ ích. Qua các đợt thi đua, Nhà trường cần có sự động viên, khen thưởng tinh thần học tập của học sinh.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Lập kế hoạch bồi dưỡng

Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn và các semia, hội thảo chuyên môn

Sinh hoạt chuyên đề

Đánh giá kết quả bồi dưỡng

Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc hướng dẫn về nhà trong mỗi giờ dạy. Đa dạng các yêu cầu đối với việc học ở nhà của học sinh. Thay vì yêu cầu học sinh học thuộc nội dung đã ghi trong vở và làm bài tập đã giao như trước đây, giáo viên cần giao cho học sinh những nhiệm vụ học tập phong phú hơn như: Tìm hiểu các ứng dụng thực tế của bài học, lập sơ đồ tư duy cho bài học, thiết kế sản phẩm theo nguyên lý đã học, viết bài luận về chủ đề được học.

Chỉ đạo Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên nhà trường tổ chức các buổi tọa đàm về phương pháp học tập hiệu quả. Trong buổi tọa đàm, học sinh có thể nêu ra các khó khăn trong học tập của mình, các mong muốn từ thầy cơ. Các thầy cơ có thể hướng dẫn phương pháp những phương học tập hiệu quả cho học sinh, các em học sinh đạt kết quả tốt trong học tập cũng chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn.

Xây dựng lớp học tự do hơn, trường học thân thiện, tạo thói quen học hỏi, giúp đỡ nhau trong học tập. Học sinh cần được khuyến khích hỏi thầy, hỏi bạn khi bản thân chưa nắm chắc vấn đề. Điều này không chỉ giúp học sinh học tập hiệu quả hơn mà cịn góp phần hình thành sự tự tin, năng lực hợp tác.

Hiện nay, hoạt động học tập không chỉ giới hạn trong giờ học, trong không gian lớp học. Học sinh có thể học tập mọi lúc mọi nơi với sự trợ giúp của CNTT. Nhà trường cần chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc hướng dẫn học sinh việc sử dụng CNTT trong học tập; hướng dẫn các em việc tìm kiếm, tra cứu thơng tin trên mạng internet, trao đổi nội dung bài học với thầy cơ, bạn bè; tìm kiếm và download tài liệu; khai thác kho tài liệu phong phú trên mạng.

Thực hiện có hiệu quả hơn các cuộc thi sáng tạo trẻ do Đoàn-Đội phát động. Nếu thực hiện tốt việc này sẽ giúp học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống, thúc đẩy tính tò mò, khám phá, khả năng sáng tạo, niềm đam mê khoa học của học sinh Nhà trường. Động viên, khuyến khích các em thể hiện khả năng của mình trong các lĩnh vực khác nhau.

Tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội thay chỉ học kiến thức. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu khoa học nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm học như 26/3; 19/5; 20/11…

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần xác định việc bồi dưỡng kiến thức về tổ chức các hoa ̣t động TNST cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng từ đó có chỉ đạo cụ thể đối với giáo viên. Mỗi giáo viên phải thấy được trách nhiệm của mình trong việc hình thành, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho các em học sinh. Đồng thời, chính các em học sinh phải có động cơ học tập đúng đắn, có ý thức tự bồi dưỡng phương pháp học tập của bản thân.

Phương pháp tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng TNST của giáo viên ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của học sinh. Để học sinh hình thành được kỹ năng vận dụng tích cực, chủ động trong mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng trong cuộc số ng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang​ (Trang 89 - 92)