Một số nghiên cứu chính liên quan đến QLBVR trên cơ sở cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 29)

Chương 1 :TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tình hình QLBVR trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam

1.3.3. Một số nghiên cứu chính liên quan đến QLBVR trên cơ sở cộng đồng

Năm 1998, Việt nam chính thức tham gia “ Chương trình hành động lâm nghiệp nhiệt đới” của cộng đồng quốc tế. Dự án “ Tổng quan về lâm nghiệp Việt nam” với mã hiệu VIE - 08 - 037 đã được tiến hành và kết thúc vào năm 1991, dự án đã đóng góp quý báu vào việc đánh giá hiện trạng lâm nghiệp Việt Nam thời điểm lúc đó và đưa ra những khuyến cáo về việc định hướng phát triển ngành lâm nghiệp cho đến năm 2000 và một số năm tiếp theo.

Dự án “ Đổi mới chiến lược ngành lâm nghiệp” đây là dự án xuất phát từ yêu cầu cấp bách đối với Nhà nước ta sau khi Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã được ban hành ( năm 1991), mục tiêu của dự án là tìm hiểu học tập và hợp tác để tìm ra các giải pháp chiến lược thực thi có hiệu quả mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp trong điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam.

Trần Ngọc Lân (1999) và các cộng sự kết luận rằng các nông hộ trong vùng đệm Pù Mát có sự gắn bó chặt chẽ với rừng, nguồn thu nhập từ khai thác lâm sản và canh tác nương rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của mỗi nông hộ. Hiện tại, các nơng hộ đang có sự chuyển đổi về sinh kế, song mới chỉ rất ít ở các hộ có sự hiểu và có vốn biết đầu tư .

Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002) đã tiến hành đánh giá về thực trạng QLBVR tự nhiên của các hộ gia đình và cộng đồng địa phương tại 3 tỉnh: Hồ Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã tìm hiểu về sự hình thành, các lợi ích đạt được và những vấn đề về hưởng lợi, quyền sử dụng và các chính sách liên quan đến hình thức QLBVR này. Trong 5 mơ hình QLBVR cộng đồng có 4 hình thức là tự phát của cộng đồng địa phương và được chính quyền địa phương chấp thuận. Họ tự đề ra các qui định về quản lý, sử dụng lâm sản cũng như các hoạt động BVR, phát triển rừng. Các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng qua các cuộc hội thảo quốc gia về lâm nghiệp cơng đồng. Đến nay đã có 3 cuộc hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng.

Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự (2002) cho rằng hệ thống chính sách hiện nay là đầy đủ để thu hút cộng đồng địa phương vào quản lý, sử dụng các khu rừng đặc dụng, không thể loại trừ cộng đồng ra khỏi quyền lợi từ VQG Ba Vì .

Vương Văn Quỳnh (2003) “ Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng ở các bản H’ Mông, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” đề tài chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan.

Trương Văn Trưởng (2003), Nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Easo - Đắc Lắc, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, trường đại học Lâm nghiệp.

Hội thảo quốc gia về LNCĐ lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2000. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 60 đại biểu đại diện cho các cơ quan Nhà nước cấp Trung ương và cấp tỉnh, các Viện nghiên cứu, trường Đại học, các chương trình và dự án quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các thành viên tổ công tác, các chuyên gia trong ngành lâm nghiệp. Tại đây nhiều các tác giả cùng các cơng trình nghiên cứu như: Nguyễn Hồng Qn, Tơ Đình Mai, Nguyễn Tường Vân và Urich Appel, Edwin Sauk, Nguyễn Văn Thuận, Âu Văn Bảy, Trần Văn Con với các báo cáo về kinh nghiệm từ hoạt động dự án và một số nghiên cứu điểm. Hội thảo đã thống nhất có hai hình thức quản lý rừng ở Việt Nam:

+ Cộng đồng quản lý trực tiếp rừng và đất rừng thuộc quyền sở hữu chung của thôn bản (như rừng thiêng, rừng do Lâm trường, hợp tác xã giao cho thôn bản, rừng đầu nguồn ở địa phương, đồng cỏ chăn nuôi, đất trống được quy hoạch để trồng rừng hoặc tái sinh tự nhiên).

+ Cộng đồng tham gia vào việc quản lý những diện tích rừng thuộc sở hữu hoặc quản lý của các cơ quan nhà nước như bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng qua các hợp đồng khoán bảo vệ với các cơ quan nhà nước, bảo vệ rừng sản xuất do các Lâm trường khoán bảo vệ rừng và đất rừng đã giao cho các hộ gia đình và các tổ chức khác.

Hội thảo quốc gia về LNCĐ được tổ chức lần 2 vào tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội là bước tiếp theo nhằm làm rõ các yếu tố khuôn khổ pháp lý của rừng cộng đồng, việc thực thi các chính sách hỗ trợ cho quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam. Trong hội thảo có rất nhiều báo cáo và các vấn đề thảo luận: ‘‘Báo cáo về khn khổ pháp lý, chính sách của Nhà nước và hiện trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam’’ của tác giả : Phạm Xuân Phương, Hà Công Tuấn, Vũ Văn Mê, Nguyễn Hồng Quân. Các báo cáo về sự vận dụng chính sách lâm nghiệp nhà nước ở cấp tỉnh của các tác giả như : Sheelagh, Orelly, Vũ Hữu Tuynh, Nguyễn Ngọc Lung, Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hải Nam, Cao Vĩnh Hải… Cuối cùng hội thảo đi đến kết luận cộng đồng đang quản lý 15% diện tích rừng của nhà nước, đó là thực tế mang tính khách quan và ngày càng có một vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cịn một số những vướng mắc trong khn khổ chính sách hưởng lợi từ rừng khi tham gia bảo vệ và phát triển rừng như: không quy định cộng đồng dân cư thơn bản là đối tượng của chính sách này. Sự vận dụng các chính sách của nhà nước và địa phương đã có tính sáng tạo, cụ thể là một số tỉnh đã mạnh dạn thí điểm giao đất giao rừng và cấp sổ đỏ cho cộng đồng dân cư thôn bản như Sơn La, Thừa Thiên Huế, ĐăcLắk.

Nhìn chung, QLBVR trên cơ sở cộng đồng là một vấn đề tổng hợp và phụ thuộc nhiều vào khn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia, từng địa phương. Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mơ hình nào từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên,

việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành công hay thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính sách lâm nghiệp đang cải cách và hồn thiện như hiện nay. Điều đáng chú ý là phải có những nghiên cứu tổng hợp đánh giá và đúc kết kinh nghiệm, bổ sung và xây dựng những chính sách mới phù hợp cho mỗi vùng.

Vì vậy QLBVR trên cơ sở cộng đồng được xem như nền tảng của sự phát triển vì nó đảm bảo đáp ứng những nhu cầu lợi ích cho cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và khắc phục được tình trạng khánh kiệt tài nguyên trong những phương thức sử dụng kém bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)