Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 31 - 39)

Chương 2 :ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI

2.1. Tình hình chung trên địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

ĐaKrơng là huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý từ 16017’55” - 16049’12” vĩ độ Bắc và 106044’01” - 107014’15” kinh độ Đơng.

- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. - Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và nước CHDCND Lào. - Phía Đơng giáp huyện Triệu Phong và Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

- Phía Tây giáp huyện Hướng Hố, tỉnh Quảng Trị và nước CHDCND Lào. Huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 13 xã và 01 thị trấn.

Là một huyện mới lớn nhất trong 7 huyện của tỉnh Quảng Trị, được thành lập từ năm 1997 trên cơ sở 10 xã của huyên Hướng Hoá và 3 xã của huyện Triệu Phong. Đây là một trong 2 huyện lớn nhất tỉnh Quảng Trị, chúng chiếm gần một nửa diện tích đất đai của tỉnh nằm ở phía Tây, có 52,8 km đường biên giới giáp CHDCN Lào thuộc địa bàn 5 xã của huyện.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Với tổng diện tích tự nhiên là 122.444,64 trong đó 79,2 % được xác định là đất nông nghiệp; 0,8 % là đất phi nông nghiệp và 19,9 % đất chưa sử dụng. (Theo tiêu chí của ngành TNMT)

Đất chủ yếu là các loại đất đỏ, chứa sắt và một ít đất phù sa (2%) nằm ở hạ lưu sơng ĐaKrơng ở các xã Triệu Ngun, Ba Lịng, Hải Phúc – nới có thể canh tác lúa nước và trồng cây màu với hiệu quả tương đối.

Khoảng 85 % diện tích đất đai có độ dốc lớn hơn 15 độ và do vậy chúng không phù hợp với sản xuất mùa vụ. Chỉ 4,5 % đất được sử dụng cho canh tác, khoảng 57% được xác định là đất rừng.

Theo tác giả Lê Đức An (2007), địa hình, địa mạo tỉnh Quảng Trị chia thành 4 vùng và 11 phụ vùng. Huyện Đakrông nằm trong 4 phụ vùng như sau:

- Vùng 1: Dãy núi thấp – trung bình và thung lũng Tà Long – Tà Rụt. Địa hình này chiếm phần lớn phía Nam huyện Đakrơng, với trung tâm là một thung lũng hẹp phương ĐN-TB của sơng Đakrơng, cịn các phía được bao bộc bởi các đường sống núi. Của các dãy núi thấp và trung bình (đến 1.400m).

- Vùng 2: Dãy núi thấp và thung lũng Động Ngôn – Đá Bàn. Vùng này tạo bởi 2 dãy núi thấp song song hình cánh cung Động Ngơn (Bắc) và Đá Bàn (Nam). Có độ cao 600 – 800 m nằm giữa là thung lũng địa hào rộng Mị Ĩ – Ba Lịng, phương TB – ĐN (thuộc sông Quảng Trị).

- Vùng 3: Khối núi trung bình thấp Sá Mùi – Vàng Vàng. Đây là thuộc vùng có địa hình cao nhất của tỉnh Quảng Trị từ 1600 – 1.700 m, bao gồm khối núi động Vàng Vàng, động Sá Mùi, động Châu, động Voi Mẹp và dãy núi thấp động Trí, chiếm phần phía Bắc của huyện Hướng Hố và phía Tây của huyện Đakrơng. Các núi có độ dốc lớn (25 – 35 o), độ phân cắt sâu lớn (>3.000m/km2).

- Vùng 4: Dãy đồi núi thấp: Đây là địa hình chuyển tiếp từ vùng đồi cao lên vùng núi thuộc phạm vi xã Hướng Hiệp – huyện Đakrông. Các đỉnh cao nhất đạt tới 600 – 700m, còn ven các thung lũng chỉ đạt đến 100 – 300m [1].

Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 huyện Đakrông

2.1.1.3. Khí hậu

Đakrơng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa phân bố rất ít. Có 2 mùa trong năm ( mùa mưa và mùa khô). Mùa mưa được xác định bởi sự phân bố lượng mưa không đều cả ở trong năm và giữa các năm, đồng thời kèm theo gió mùa Đơng Bắc. Thơng thường mưa lớn thường kết thúc vào tháng 12 tuy nhiên những cơn mưa nhỏ vẫn còn rải rác đến tận cuối tháng 2. Mùa khô được bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 và được xác định khi gió Tây Nam (gió Lào). Cùng với nắng gay gắt, nhiệt độ trong ngày có thể lên đến 38 – 40o C và thường dẫn đến hiện tượng bốc hơi nước cao trong khoảng thời gian này.

Các số liệu về lượng mưa rất hạn chế bởi vì trên địa bàn huyện khơng có trạm đo lượng mưa. Trạm thuỷ văn gần nhất là trạm Khe Sanh ở huyện Hướng Hoá. Trong lúc Khe Sanh gần hơn về mặt địa lý nhưng nó nằm trên sườn Tây của dãy Trường Sơn và thường nhận những thông số về thời tiết khác. Do vậy, các số liệu ở trạm thuỷ văn Đông Hà được sử dụng như là số liệu nguồn.

Dữ liệu của trạm thuỷ văn Đông Hà cho thấy rằng, lượng mưa trung bình hằng năm là 2.297mm trong 28 năm từ năm 1976 đến 2003. Trong thời kỳ này lượng mưa trung bình vượt 2.200 mm trong 15 năm và giữa hai giá trị này trong 5 năm. (hình 2.2).

Hình 2.2 : Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1976 đến 2002 của

Các con số trên biểu thị lượng mưa trung bình hằng năm, riêng năm 1988 lượng mưa thấp hơn 1.500 mm. Việc phân bổ lượng mưa (Xem hình 2.3) có tầm quan trọng hơn đối với sự thành công của vụ mùa, đặc biệt ở phương diện thời gian chuẩn bị đất và trồng cây. Lượng mưa ở tháng 12, tháng 1 có tầm quan trọng đối với việc chuẩn bị và gieo trồng các loài cây vụ xuân và lượng mưa trong tháng 7 là rất quan trọng đối với năng suất các vụ mùa gieo cấy trong tháng 5, tháng 6 nhưng thường thiếu nước trong tháng 7. Loại hình này đặc biệt được ghi nhận trong những năm gần đây (1997-2003). Khoảng 65% lượng mưa trung bình hằng năm với 2.297mm được tập trung chủ yếu chỉ trong 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 11.

Tác giả Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Công Hiếu (2007), đã chia khí hậu tỉnh Quảng Trị thành 6 đơn vị khí hậu, huyện Đakrơng có 3 đơn vị như sau:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa (NĐGM) có mùa đơng ấm. Thời kỳ thiếu nước trung bình và khơ. Đơn vị khí hậu này thường gặp ở vùng đồi núi thấp dưới 500m.

- Khí hậu NĐGM có mùa lạnh ngắn, ấm mùa Hè, Thu - Đông và Hè - Thu - Đông rất nhiều, kỳ thiếu nước trung bình và hơi khơ. Đơn vị khí hậu này thường thấy tại các vùng có độ cao từ 500 - 900m.

- Khí hậu NĐGM vùng núi có mùa lạnh trung bình mát và hơi khơ. Đơn vị khí hậu này thường xuất hiện tại các vùng có độ cao từ 900 đến 1.300m [11].

Hình 2.3: Lượng mưa bình qn tháng của Tp. Đơng Hà

2.1.1.4. Thuỷ văn

Nguồn nước mặt trong vùng rất phong phú, hệ thống sơng suối khá đều, có hai sơng lớn chảy qua: sơng Quảng Trị - Thạch Hãn (hay gọi sơng Ba Lịng ở phần hạ lưu huyện) và sông ĐaKrông nhưng phân bố không đều theo mùa. Nguồn nước ngầm phân bố sâu khó khai thác, địi hỏi phải đầu tư đáng kể mới có thể khai thác đưa vào sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.

Sông Thạch Hãn chảy qua nhiều vùng tự nhiên khác nhau; phía đầu nguồn có tên là Sơng Đakrơng, được bắt nguồn từ vùng núi thuộc Tây Trường Sơn ở xã A Bung, A Ngo phía Đơng Nam huyện Đakrơng chảy qua một thung lũng hẹp về phía Tây Bắc, đến thơn Sa Lăng (xã Đakrơng) thì đột ngột tạo một đoạn uốn gấp khúc vng góc liên tiếp chảy về phía Đơng rồi sau đó Đơng Nam; Đoạn trung lưu có tên là sơng Quảng Trị (từ xã Mị Ĩ đến xã Ba Lịng - huyện Đakrơng), chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đoạn trung và hạ lưu (qua khỏi xã Ba Lịng) có tên là sơng Thạch Hãn, nó có hướng chảy thay đổi từ Đơng Bắc sang Tây Bắc rồi lại Tây Bắc, đến thành phố Đông Hà nó nhận thêm nước của sông Hiếu rồi tiếp tục chảy ra hướng Đông rồi đổ ra biển Cửa Việt. Diện tích lưu vực là 2.660km2, dài 156km. Sơng Thạch Hãn có 2 nhánh lớn là sơng Rào Qn và sơng Hiếu ở phía bên trái.

Hình 2.4: Sơng Đakrơng, đoạn chảy qua xã Đakrơng

Nhìn chung, hệ thống sơng, suối ở Đakrơng khá dày đặc do địa hình hiểm trở và bị chia cắt. Có nhiều thác, ghềnh đặc biệt khi chảy qua xã Tà Rụt, A Ngo, Tà

Long, cửa sông hẹp nên mùa mưa lượng nước thường dâng cao (có khi lên 20 đến 30m) cịn mùa khơ lượng nước giảm xuống nhanh chóng do lịng sơng dốc.

2.1.1.5. Tài nguyên đất

- Hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn thì đất thuộc nhóm feralit đỏ vàng được hình thành tại chỗ từ các đá mẹ khác nhau: đá macma, trầm tích hoặc biến chất. Đây là nhóm đất có tầng tích tụ sét với khả năng trao đổi Cation kiểm thổ < 24 meq/100g đất, độ no baze thấp < 50% (Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thành Long, 2007) [20]. Nhóm đất này được chia thành các đơn vị như sau:

- Đất nâu tím trên đá sét màu nâu tím - Đất nâu đỏ trên đá Bazan

- Đất nâu vàng trên đá biến chất - Đất đỏ nâu trên đá vôi

- Đất đỏ vàng trên đá sét - Đất đỏ vàng trên đá Granit - Đất vàng nhạt trên đá cát - Đất nâu vàng trên phù sa cổ

- Đất đỏ vàng tác nhân biến đổi do trồng Lúa - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tích tụ - Đất xói mịn, trơ sỏi đá

*Cơ cấu sử dụng đất : Hiện trạng sử dụng đất của huyện như sau :

Tổng diện tích tự nhiên : 122.444,64 ha. Trong đó :

- Đất nông nghiệp : 5.419,29 ha, chiếm 4,33.% diện tích tự nhiên. (Đất lúa màu có diện tích lớn nhất : 2.355,5 ha, chiếm 43,47% đất nông nghiệp và 56,53 % diện tích cây hàng năm).

- Diện tích ni trồng thủy sản: 10,75 ha, chiếm 0,21% diện tích tự nhiên - Đất quy hoạch cho lâm nghiệp : 91.574,45 ha, chiếm 74,79% diện tích tự nhiên. - Đất chuyên dùng : 759,70 ha, chiếm 0,62% diện tích tự nhiên.

- Đất ở : 262,03ha, chiếm 0,21.% diện tích tự nhiên.

Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp chưa trồng rừng và đất chưa sử dụng nhiều phần lớn phân bố ở vùng đồi, xa dân cư, vùng dân tộc ít người sinh sống, đây là tiềm năng để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp.

2.1.1.6. Tài nguyên rừng

Theo số liệu cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đến 31/12/2010 diện tích rừng của tồn huyện là 75.901,1 ha, hiện trạng rừng như sau :

Biểu 2.1 : Hiện trạng rừng phân theo chức năng

Loại rừng Diện tích (ha)

Phân theo chức năng 3 loại rừng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Rừng tự nhiên 70.235,5 35836,3 15.947,7 18.451,5 Rừng trồng 5.665,6 829,9 483,5 4.352,2 Tổng cộng 75.901,1 36.666,2 16.431,2 22.803,7

(Nguồn : Hạt Kiểm lâm Đakrông)

* Rừng tự nhiên: Với diện tích 70,235,5 ha, Chiếm 92,54 % diện tích có rừng. Rừng tự nhiên trên địa bàn huyện bao gồm các trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIIa3, IIb, IIa, đều thuộc kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.

* Rừng trồng: Với diện tích 5.665,6 ha Chiếm 7,46 % diện tích có rừng, chủ yếu

được trồng theo các dự án Pam, Ribich, rừng phịng hộ 327, 661 ... ngồi ra một số tổ chức, cá nhân trồng theo vốn tự có. Các lồi cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo các loại. Từ kết quả này ta thấy rằng, tiềm năng rừng trồng trên địa bàn là nguồn thu nhập lớn đối với đời sống của cộng đồng dân cư thôn, bản.

* Về thực vật: đã thống kê được 1.412 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc

645 chi, 150 họ thuộc 5 ngành thực vật. Trong đó đáng chú ý sự tồn tại của các loài cây gỗ quý như: Thông nàng (P. imbricatus), Chò nâu (D.retusus), Gụ lau (S. tokinesis) , Lim xanh (E. fordii).

* Về khu hệ động vật: Có 67 lồi Thú, thuộc 10 bộ, 25 họ; Có 193 lồi

Chim, trong đó có lồi gà lơi lam mào trắng; 49 lồi bị sát và ếch nhái, 210 loài bướm, 71 loài cá và nhiều lồi cơn trùng và thủy sinh khác chưa được điều tra đầy đủ. Nhiều loại động vật quý hiếm và đặc hữu như: Sao la (Pseudoryx

nghetinhensis), các loài Gà thuộc giống Lophura, các loài linh trưởng như: Vọoc vá

chân nâu (Pygathrix nemeaus), Voọc đen má trắng (Nomascus leucogenis), Bị tót, Gấu, Hổ…

Khu BTTN Đakrông được thành lập vào năm 2002 là nơi lưu giử những cánh rừng nguyên sinh chiếm 60% tổng diện tích rừng của huyện. Tại đây chính là vùng quan trọng đối với việc bảo tồn các loài thú. Hai loài thú mới phát hiện gần đây là Sao la (Pseudoryx nghetinhensis)và Mang lớn (Megauntiacus vuquangensis), đều được ghi nhận trong khu này.

Ngoài ra, khu BTTN Đakrơng cịn là điểm để xây dựng Hành lang đa dạng sinh học nối liền với các KBT ở phía Nam như Phong Điền, Bạch Mã, với các KBT phía Bắc như Bắc Hướng Hóa, Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc địa phận Việt Nam với các KBT ở phía Tây Nam như Hin Nậm Nơ thuộc địa phận nước CHDCND Lào.

Hình 2.5: Vị trí khu BTTN Đakrơng và các KBT trong khu vực

(Nguồn: Mahood, S. P. and Tran Van Hung (2008) [42].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)