Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 50)

Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS16.0 phân tích sự tương quan giữa các nguồn thu nhập liên quan đến tài nguyên rừng đối với tổng thu nhập của hộ gia đình trong cộng đồng dân cư thôn, bản, cụ thể là áp dụng: áp dụng hàm Cobb – Douglass (hàm có hệ số co giãn không đổi).

Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Ngoài ra, các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, được phân tích theo phương pháp định tính.

Phân tích ảnh hưởng của các nguồn thu nhập từ tài nguyên rừng đến tổng thu nhập của các hộ gia đình trong vùng chọn nghiên cứu.

Áp dụng hàm Cobb – Douglass (hàm có hệ số co dãn không đổi) để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tổng thu nhập của các HGĐ.

Hàm sản xuất về cơ bản có dạng: Y = a. X1β1. X2β2... Xnβn.e(D)

Trong đó: Y: là biến số phụ thuộc – thể hiện tổng thu nhập.

X1, X2, ...Xn: là các biến số độc lập, thể hiện các nguồn thu nhập. β 1, β2... βn là hệ số của biến số.

a: hằng số.

D: yếu tố định tính (nhận giá trị từ 0 đến 1). : hệ số của D.

Có thể biến đổi về dạng tuyến tính đối với tham số, bằng việc lấy Logarit tự nhiên cả hai vế:

LnY = a0+ β 1LnX1 + β 2LnX2 +… + β nLnXn + D LnY là hàm tuyến tính với các tham số .

Các hệ số β 1, β 2,... β n thể hiện độ co dãn của Y đối với Xi, tương ứng Tức là: Khi X1 thay đổi 1% thì Y thay đổi β 1%.

Khi X2 thay đổi 1% thì Y thay đổi β 2%. Khi Xn thay đổi 1% thì Y thay đổi β n%.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng QLBVR ở huyện Đakrông

4.1.1. Cơ cấu lực lượng về QLBVR

Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ hỗ trợ

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức lực lượng QLBVR ở huyện Đakrông - tỉnh Quảng Trị

*UBND huyện: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp tỉnh về việc BVR, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện [32]; Lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn; Tổ chức mạng lưới BVR và huy động lực lượng trên địa bàn ngăn chặn mọi hành vi hủy hoại rừng, cùng với chủ rừng PCCCR, phòng trừ sinh vật hại rừng; tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn. Ban hành các văn bản để chỉ đạo việc thực hiện

UBND huyện Ban chỉ huy BVR UBND xã Ban chỉ huy BVR Hạt Kiểm lâm Thường trực BCH

Tổ, đội BVR Tổ, đội quần chúng BVR

Chủ rừng

Kiểm lâm địa bàn Trạm Kiểm lâm

công tác QLBVR trên địa bàn; Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về QLBVR, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng đối với các vụ vượt thẩm quyền của Hạt Kiểm lâm.

UBND huyện thành lập Ban chỉ huy thực hiện các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng (BCH) nhằm tham mưu trong lĩnh vực BVR. Tuy nhiên BCH đã thực hiện không tốt nhiệm vụ của mình, trong năm 2006, trên địa bàn xã Triệu Nguyên đã xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép vào ranh gới khu BTTN Đakrông mà BCH không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

* UBND xã: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về việc BVR và phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn xã; quản lý rừng, đất lâm nghiệp và chỉ đạo các bản xây dựng và thực hiện các qui ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã phù hợp với pháp luật hiện hành [32].

- Phối hợp với Kiểm lâm và các lực lượng Công an, Quân đội trên địa bàn tổ chức lực lượng quần chúng BVR trên địa bàn xã, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi huỷ hoại rừng.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp PCCCR, huy động các lực lượng giúp chủ rừng chữa cháy rừng trên địa bàn xã và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR theo thẩm quyền.

* Chủ rừng: Chủ rừng trên địa bàn có trách nhiệm QLBVR của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh tháí rừng; phòng chống chặt phá rừng, săn bắt bẫy động vật rừng trái phép; PCCCR; phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo qui định của pháp luật hiện hành [26].

* Hạt Kiểm lâm: Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách; Phối hợp với các cơ quan liên quan, lực

lượng QLBVR của chủ rừng thực hiện QLBVR trên địa bàn. Trong nhiều năm qua, Hạt Kiểm lâm đã ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng và thực hiện tốt việc PCCCR trên địa bàn. Từ năm 2006 - 2010, Hạt đã chủ động và phối hợp bắt giữ 755 vụ vi phạm Lâm luật với khối lượng 1.240,459m3 gỗ các loại; 2064,3 kg động vật hoang dã và sản phẩm của chúng; phát hiện, dập tắt kịp thời hàng chục điểm cháy rừng.

Qua phỏng vấn cán bộ huyện, thì lực lượng Kiểm lâm đã thực hiện tốt nhiệm vụ về QLBVR.

* Trạm Kiểm lâm: Trạm Kiểm lâm là bộ phận thuộc Hạt Kiểm lâm và trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Kiểm lâm địa bàn. Trạm Kiểm lâm không chỉ đơn thuần để Kiểm tra, kiểm soát vận chuyển lâm sản mà còn thực hiện chức năng về QLBVR và phòng cháy chữa cháy rừng, là nơi nghỉ ngơi sinh hoạt của cán bộ Kiểm lâm địa bàn. Trên địa bàn huyện Đakrông hiện nay có 06 trạm (QLBVR và PCCCR) trong đó 3 trạm thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện Đakrông; 03 trạm thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Đakrông;(03 trạm nằm trên đường mòn Hồ Chí minh, 01 trạm nằm trên trục Quốc lộ 9 và 02 trạm nằm trên tuyến sông Ba Lòng).

*Kiểm lâm địa bàn: Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định số 83/2007/QĐ- BNN ngày 4 tháng 10 năm 2007 của Bộ NN&PTNT về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã. Kiểm lâm địa bàn thực hiện một số chức năng nhiệm vụ sau: Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã trong việc tổ chức xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, BVR; Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể xã hội liên quan hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước BVR; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVR, xây dựng và hướng dẫn nghiệp vụ nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng BVR; Tổ chức kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Lâm luật; Giúp Chủ tịch UBND xã xử phạt vi phạm hành chính về QLBVR theo thẩm quyền. Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ về BVR.

* Tổ đội QLBVR của thôn, bản: Đa số mỗi bản hoặc cụm xã, bản đều thành lập tổ QLBVR và thực hiện nhiệm vụ QLBVR theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND xã, bản và chủ rừng, hàng năm trên địa bàn các xã đã tổ chức thành lập và cũng cố được 282 tổ, đội quần chúng QLBVR cấp bản với 1.968 lượt người tham gia, lực lượng tham gia vào tổ đội này chủ yếu là lực lượng dân quân tự vệ của xã, thôn,bản. Hàng năm cứ vào đầu mùa cháy Hạt Kiểm lâm chỉ đạo UBND các xã ký hợp đồng 16 suất khoán BVR /14 xã thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo thông tư 14/1998/TT/BLĐ-BTBXH. Lực lượng này tuy số lượng còn hạn chế chỉ 1 suất khoán/ xã nhưng đã hoạt động rất hiệu quả trong các tháng mùa khô, đã phát hiện và báo báo kịp thời cho BCHBVR cấp xã, cấp huyện các vụ cháy trên địa bàn. Tuy nhiên, chính sách, chế độ bồi dưỡng cho tổ đội QLBVR chưa rõ ràng, chưa khuyến khích các thành viên tham gia, do đó hạn chế đến kết quả hoạt động của tổ đội QLBVR.

Theo kết quả điều tra thực tế cán bộ huyện, cán bộ Kiểm lâm, cán bộ xã, hàng năm, ngay từ đầu năm, đặc biệt là chuẩn bị bước vào mùa khô hanh Chủ tịch UBND huyện tổ chức ký cam kết QLBVR và PCCCR giữa Chủ tịch UBND huyện với Chủ tịch UBND các xã; Chủ tịch UBND các xã ký cam kết với Trưởng bản; Trưởng bản ký cam kết với các chủ rừng. Qua công tác này đã nêu cao vai trò, trách nhiệm của từng cấp, do đó công tác QLBVR và PCCCR được chú trọng và quan tâm thường xuyên.

4.1.2. Thực trạng công tác QLBVR ở huyện Đakrông

Từ kết quả điều tra, phỏng vấn, giai đoạn từ 1975 -1990, đây là gia đoạn tái thiết đất nước sau chiến tranh, người dân ồ ạt vào rừng khai thác gỗ để làm nhà và các loại lâm sản khác để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Bên cạnh đó cùng với tập quán du canh du cư, chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, chính quyền địa phương, chủ rừng và các cơ quan chức năng liên quan chưa quan tâm đến công tác BVR, lực lượng Kiểm lâm còn non trẻ, được thành lập năm 1973, với cán bộ công chức ít, địa bàn rộng, đa số là Bộ đội, Công an chuyễn ngành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát lâm sản trên các tuyến

đường chính, nên rừng vẫn bị chặt phá, khai thác trái phép, diện tích và chất lượng rừng suy giảm đáng kể, Do đó diện tích rừng giàu còn ít, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo.

Là một huyện mới lớn nhất trong 7 huyện của tỉnh Quảng Trị, được thành lập từ năm 1997 trên cơ sở 10 xã của huyên Hướng Hoá và 3 xã của huyện Triệu Phong.

Công tác QLBVR được Cấp uỷ, Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng giao cho lực lượng Kiểm lâm. Giai đoạn này lực lượng Kiểm lâm còn mỏng, thiếu sự phối hợp BVR của các cơ quan chức năng, trang thiết bị phục vụ cho công tác thiếu, thô sơ và chỉ chú trọng công tác bắt giữ, xử lý đối với các hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Do vậy, rừng vẫn bị chặt phá khai thác trái phép trên diện rộng, trước thực trạng đó Chi cục Kiểm lâm và UBND huyện Đakrông đã chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tổ chức thực hiện tốt chỉ thị 90/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về tăng cường các biện pháp cấp bách để BVR, nên đã phần nào ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng .

Công tác QLBVR khởi sắc từ khi thực hiện Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, Quyết định 83/2007/QĐ-BNN, ngày 4/10/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã. Công tác và QLBVR có những chuyển biến tích cực. Lúc này các hoạt động QLBVR ở huyện Đakrông bao gồm các việc sau: Tuyên truyền giáo dục về BVR, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, PCCCR, phòng trừ sinh vật gây hại rừng và xây dựng lực lượng, cơ sở vật chất phục vụ cho việc QLBVR.

Từ năm 2002 công tác QLBVR thực sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và đặc biệt là Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị. Từ năm 2002 đến 2007 Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị đã tham mưu trình UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt quy hoạch 2 khu BTTN (Khu BTTN Đakrông diện tích 37.640 ha; khu BTTN Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại diện tích 5.680 ha. Đây là 2 khu bảo

tồn nhằm bảo vệ diện tích rừng nhiên lớn nhất còn sót lại của huyện Đakrông cũng như tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh đó ban hành các văn bản chính sách ưu đải về công tác bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH. Năm 2005 chi cục Kiểm lâm đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng đề án giao rừng để thực hiện thí điểm ở Đakrông và Hướng Hoá qua 5 năm thực hiện đã giao được trên 4.000ha cho cộng đồng và hộ gia đình nhận bảo vệ và hưởng lợi. Năm 2009 UBND tỉnh đã phê duyệt đề án “hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2012”. Đặc biệt năm 2010 Huyện được sự quan tâm của Chính phủ Huyện được công nhận là huyện nằm trong danh sách trong 61 huyện nghèo của cả nước, theo nghị Quyết 30a... Được đầu tư nhiều chương trình dự án về an sinh xã hội, cũng như về công tác QLBVR trên địa bàn.

4.1.2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật

Công tác tuyên truyền luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Kiểm lâm. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm mục đích nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về công tác QLBVR. Xác định tầm quan trọng đó, trong những năm qua Hạt Kiểm Lâm Đakrông, Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Đakrông đã chủ động phối hợp chặt chẻ với các cơ quan thông tin, báo chí, các trường học trên địa bàn chú trọng đổi mới nội dung và bằng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú. Kết quả thực hiện từ năm 2006 - 2010 như sau:

Biểu 4.1: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2006 -2010

Hình thức tuyên truyền Năm thực hiện Cộng

2006 2007 2008 2009 2010

Thông tin đại chúng

-Truyền hình (tin, bài) 6 8 3 9 7 33

-Báo ch í(tin, bài) 3 4 2 3 5 17

Truyền thanh(tin, bài) 0 0 0 6 3 9

Họp dân 0

Số buổi 70 66 92 39 61 328

Trường học ` 0

Số buổi 6 1 0 1 6 14

Lượt học sinh tham gia 887 312 0 150 1650 2999

T.Truyền lưu động 5 5 5 2 6 18

Quy ước BVR (thôn) 20 10 30

-Ký cam kết BVR (hộ) 263 719 61 1043

-Tranh, ảnh, tờ rơi (tờ) 1800 1510 1900 1030 10000 16240

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Đakrông)

Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm Đakrông, Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Đakrông đã tích cực phối hợp với các Dự án về phát triển lâm nghiệp trên địa bàn để lồng ghép các hoạt động tuyên truyền vào các dự án như: Dự án 661, Dự án sáng kiến hành lang đa dạng sinh học (BCI), dự án VCF, dự án Lâm nghiệp hướng đến người nghèo (PPFP); Dự án Danida; Nghị Quyết 30a. Năm 2008 - 2009, Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với Ban quản lý Dự án 661, Khu BTTN Đakrông triển khai tổ chức họp dân phổ biến Thông tư 52/2008/TT-BNN về trồng rừng thay thế nương rẫy cho các đồng bào miền núi tại chỗ, chính sách hưởng lợi từ dự án này; tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng “đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2012” và Dự án “Đầu tư trồng rừng thay thế nương rẫy cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2011” Dự án bước đầu sẽ được thực hiện thí điểm tại 2 xã Hướng Hiệp và xã Đakrông chương trình này rất được cộng đồng các dân tộc thiểu số của huyện quan tâm. Ngoài ra, năm 2007; năm 2010, Hạt Kiểm lâm cũng đã phối hợp với phòng giáo dục tổ chức 02 cuộc thi “Tìm hiểu về Luật Bảo vệ và phát triển rừng” thu hút hàng ngàn học sinh tham gia và thầy, cô giáo tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)