Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 75 - 82)

Chương 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng QLBV Rở huyện Đakrông

4.1.5. Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng

Để đánh giá mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với đời sống của người dân trong cộng đồng, chúng tôi đã tổ chức thảo luận nhóm và phỏng vấn các hộ gia đình, một số cán bộ xã ở điểm chọn nghiên cứu bằng hình thức cho điểm từ 1 đến 10, kết quả thể hiện như sau:

Biểu 4.5: Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng Sản phẩm Mức độ Thuận lợi Khó khăn Giải pháp

Lúa nương 9 Người dân có kinh nghiệm canh tác, gần nhà, dễ làm, gạo ngon, bán được giá cao

Diện tích ít, năng suất thấp, không ổn định phụ thuộc vào thiên nhiên, chỉ canh tác được 1 vụ/năm

Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, phân bón, giống, kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất. Chuyễn đổi cơ cấu cây trồng ( tồng rừng thay thế nương rẫy có hỗ trợ gạo ban đầu) Chăn nuôi Trâu, Bò, Lợn Dê... 8 Giống tốt sẵn có ở địa phương tố ít công chăm sóc Vốn đầu tư lớn, dịch lợn tai xanh, lở mồm long móng, chết do trời rét

Quy hoạch nơi chăn thả, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật trong việc phòng bệnh, kỹ thuật chăm sóc khi thời tiết rét đậm, rét hại

Cây trồng nương rẫy

10

Thời gian đầu tư ngắn, vốn đầu tư ít, dễ bán có một số mặt hàng nông sản hiện giá cả cao trên thị trường

Canh tác đi lại khó khăn, xa nhà, năng suất chưa cao, hay bị động vật rừng phá hoại, hoặc ảnh hưởng thiên tai, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thị trường tiêu thụ bấp bênh,

Cần hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, giống có năng suất cao, tính chống chịu tốt, hỗ trợ và đầu tư đầu ra cho một số mặt hàng nông sản và tăng cường bảo vệ. Gỗ, động vật rừng 8 Có sẵn trong rừng, dễ bán, giá cao Xa nhà, đi lại khó khăn, bị cấm khai thác, Lực lượng QLBVR tuần tra thường xuyên

Tăng cường kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có quy ước và chế độ hưởng lợi phù hợp. Củi đun và các sản phẩm khác từ rừng 10 Có sẵn trong rừng, dễ tiêu thụ, nhu cầu phục vụ cuộc sống hàng ngày Xa nhà, đi lại khó khăn, bị cấm khai thác

Khoanh nuôi bảo vệ và khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm để đảm bảo tính bền vững của sản phẩm.

Qua kết quả biểu 4.5 cho thấy, tài nguyên rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của cộng đồng dân cư thôn, bản. Người dân sử dụng đất rừng để canh tác nông nghiệp, Năm 2010 diện tích gieo trồng cây hàng năm 5.897,7 ha, trong đó lúa nước 843,0 ha, lúa rẫy 1.520,0 ha. Sản lượng lương thực quy thóc 8.476,64 tấn. Trong đó lương thực có hạt 5.397,4 tấn (sản lượng lúa là 4.171,7 tấn); 80 % người dân tộc Vân Kiều, Pacô trực tiếp canh tác nương rẫy, thả rong khoảng 11. 250 con Trâu, Bò trong rừng. Gỗ, củi là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được đối với đời sống của cộng đồng dân cư sống trong rừng và ven rừng. Đối với rừng tự nhiên ở huyện Đakrông, do nguồn gỗ lớn hầu như đã cạn kiệt. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít khu rừng có các loài gỗ quý hiếm, như: Gụ lau, Lim xanh, Giổi, Sến … các loài gỗ quý này đang bị người dân trong và ngoài địa bàn huyện khai thác trái phép để ban cho

các đối tượng kinh doanh, chế biến gỗ. Từ năm 2006-2010, Hạt Kiểm lâm Đakrông và Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông cùng các cơ quan bắt và xử lý 770 vụ với khối lượng tịch thu 1240, 459m3 gỗ các loại; 2064,3 kg động vật hoang dã và sản phẩm của chúng; 410,5 lít dầu De; 297 kg rể Hoàng đằng; 300kg hạt Sa nhân và 6 máy cưa xăng.[16]

Cộng đồng dân tộc Vân Kiều, Pacô có phong tục giữ lửa trong suốt cả ngày. Do vậy, củi là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được đối với cộng đồng dân cư ở đây. Rừng Đakrông đa dạng về loài, ngoài gỗ còn nhiều loại lâm sản quí như: Bình vôi, Hoằng đằng, Cây máu chó, Cây mật gấu, Hà thủ ô, Lan Kim tuyến, Phong Lan, các loài cây thuốc chữa bệnh…, các loài nấm ăn, các loại măng, đây là tài nguyên quý giá, phục vụ cho cuộc sống của người dân trên địa bàn. Qua nhiều năm khai thác, khối lượng giảm mạnh, hiện tại, người dân vẫn khai thác phục vụ cho cuộc sống, như các loài nấm ăn, măng, lá nón, song mây và cây dược liệu.

Săn bẫy bắt động vật rừng: Nguồn động vật rừng dồi dào những năm trước của rừng ở Đakrông đã cạn kiệt, do người dân không ngừng khai thác để giải quyết nhu cầu thực phẩm cho gia đình, đặc biệt, từ khi sản phẩm động vật rừng được thị trường ưa chuộng, thì nạn săn bắt động vật rừng, nhất là động vật nguy cấp, quý hiếm trở nên phổ biến. Từ năm 2006 - 2010, Hạt Kiểm lâm Đakrông và hạt Kiểm lâm khu BTTN Đakrông phối hợp với Công an huyện, Huyện đội, Chính quyền địa phương truy quét tổ chức cá nhân phá hoại rừng, đã tháo dỡ 28 lán trại, 429 bẫy động vật trên địa bàn.[16]

Theo kết quả điều tra tại các cộng đồng thôn ở xã Triệu Nguyên, xã Hải Phúc và xã A.Ngo và báo cáo của Hạt Kiểm lâm Đakrông cho thấy, mặc dù bị cấm săn bắt động vật rừng, nhưng vẫn có một số người dân trong cộng đồng thôn và nơi khác đến đặt bẫy để săn bắt trái phép động vật rừng.

* Để làm rõ hơn nữa mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cuộc sống của cộng đồng dân cư thôn. Chúng tôi điều tra về thu nhập của 30 hộ người Vân Kiều ở thôn Tà Lang - xã Hải Phúc, 30 hộ người Pa Cô ở thôn Ă Công - xã A Ngo và 30 hộ người Kinh ở thôn Na Nẫm - xã Triệu Nguyên để tính toán, xác định

ảnh hưởng của các khoản thu nhập từ tài nguyên rừng, như: trồng lúa nương (kể cả diện tích ruộng choi trong rừng), sản xuất nương rẫy, khai thác tài nguyên rừng, chăn nuôi Trâu, Bò và các nguồn thu khác với tổng thu nhập. Qua xử lý, phân tích phần mềm Excel và phần mềm SPSS 16.0 thu được kết qủa như sau:

Biểu 4.6: Kết quả phân tích ảnh hưởng của các nguồn thu nhập đối với tổng thu nhập của các hộ gia đình.

TT

Dân tộc

Nguồn thu nhập

Dân tộc Vân Kiều Dân tộc Pacô Dân tộc Kinh

Các hệ số Sig Tỷ lệ % so với tổng thu nhập Các hệ số Sig Tỷ lệ % so với tổng thu nhập Các hệ số Sig Tỷ lệ % so với tổng thu nhập 1 Tự do (ao) 1,892 0,00 1,869 0,00 2,200 0,00 2 Lúa nương (LnX1 ) 0,299 0,00 20,06 0,315 0,00 20,62 0,254 0,00 22,16 3 Nương rẫy (LnX2 ) 0,221 0,00 16,17 0,152 0,00 15,23 0,055 0,04 12,85 4 Khai thác tài nguyên

(LnX3) 0,133 0,00 20,19 0,128 0,00 20,43 0,145 0,00 18,15 5 Chăn nuôi (LnX4 ) 0,155 0,00 21,73 0,138 0,00 19,39 0,283 0,00 21,12 6 Thu khác (LnX5 ) 0,174 0,00 21,84 0,244 0,00 24,34 0,203 0,00 25,72 7 Tương quan (R) 0,993 0,00 0,981 0,00 0,996 0,00

Ghi chú: Sig chỉ số kiểm tra sự tồn tại của các hệ số

Biểu 4.6 cho ta biết rằng, các hệ số của nguồn thu nhập đều tồn tại vì có hệ số Sig đều nhỏ hơn 0,05. Hệ số tương quan (R) giữa các nguồn thu nhập với tổng thu nhập của các hộ gia đình người Vân Kiều, người Pacô, người Kinh rất lớn, lần lượt là 0,993; 0,981; 0,996 và hệ số Sig của nó bằng 0,00; nhỏ hơn 0,05. Qua đó, khẳng định rằng, mối tương quan giữa các nguồn thu nhập với tổng thu nhập là rất chặt chẻ.

Từ kết quả ở biểu 4.6, ta có Hàm số phân tích ảnh hưởng giữa các nguồn thu nhập đối với tổng thu nhập của các hộ gia đình như sau: -Đối với các hộ gia đình người Vân Kiều : LnY = 1,892 + 0,299 LnX1 + 0,221 LnX2 + 0,133 LnX3 + 0,155LnX4 + 0,174LnX5.

Từ hàm số này ta thấy, thu nhập từ lúa nương và sản xuất nương rẫy có ảnh hưởng lớn nhất đến tổng thu nhập, khi thu nhập từ sản xuất lú nương, sản xuất nương rẫy tăng lên 1%, tổng thu nhập lần lượt tăng thêm 0,299%; 0,221%; thu nhập từ khai thác tài nguyên rừng, từ chăn nuôi và thu nhập khác ít ảnh hưởng hơn đến tổng thu nhập, khi thu nhập từ khai thác tài nguyên rừng, chăn nuôi, thu nhập khác tăng lên 1%, tổng thu nhập lần lượt tăng 0,133%; 0,155%; 0,174%.

- Đối với các hộ gia đình người Pa Cô : LnY = 1,869 + 0,351LnX1 + 0,152 LnX2 + 0,128 LnX3 + 0,138LnX4 + 0,244 LnX5 .

Kết quả hàm số này cho ta thấy rằng, thu nhập từ sản xuất lúa nương và khai thác tài nguyên rừng có ảnh hưởng lớn nhất đến tổng thu nhập, khi thu nhập từ lúa nương và chăn nuôi tăng lên 1%, thì tổng thu nhập tăng thêm lần lượt là 0,351% ; 0,138%; khi thu nhập từ sản xuất nương rẫy; khai thác tài nguyên rừng và thu nhập khác tăng lên 1%, thì tổng thu nhập lần lượt tăng thêm 0,152%; 0,128%; 0,244%.

-Đối với các hộ gia đình người Kinh : LnY = 2,200 + 0,254 LnX1 + 0,055 LnX2 + 0,145 LnX3 + 0,283LnX4 + 0,203 LnX5 .

Hàm số này cho ta thấy, thu nhập từ chăn nuôi và sản xuất lúa nương có ảnh hưởng lớn nhất đến tổng thu nhập, khi thu nhập từ chăn nuôi và suất lúa nương tăng lên 1%, thì tổng thu nhập lần lượt tăng thêm 0,283%; 0,254%;. Còn khi thu nhập từ sản xuất nương rẫy, từ khai thác tài nguyên rừng và thu khác tăng lên 1%, tổng thu nhập lần lượt tăng 0,055 %; 0,145%; 0,203 %.

Từ kết quả biểu 4.6, ta có biểu đồ cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình như sau :

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA HGĐ NGƯỜI VÂN KIỀU

16,17% 20,19%

21,73%

21,84 % 20,06% Lúa nương, ruộng 1 vụ

Nương rẫy Khai th TNR Chăn nuôi Thu khác

Biểu đồ 4.1 : Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình người Vân Kiều

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA HGĐ NGƯỜI PACÔ

15,23 % 20,43%

19,39%

24,34% 20,62%

Lúa nương, ruộng 1 vụ Nương rẫy

Khai th TNR Chăn nuôi Thu khác

Biểu đồ 4.2 : Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình người PaCô

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA HGĐ NGƯỜI KINH

21,12%

18,15%

12,85% 22,16%

25,72% Lúa nương, ruộng 1 vụ

Nương rẫy Khai th TNR Chăn nuôi Thu khác

Biểu đồ 4.3 : Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình người Kinh

Từ biểu đồ 4.1, 4.2, 4.3 cho thấy, thu nhập từ canh tác nương rẫy và lúa nương chiếm tỷ lệ lớn nhất 36,23% đối với hộ gia người Vân Kiều; 35,85% đối với hộ gia đình người Pacô và 35,01% đối với hộ gia đình người Kinh trong tổng thu nhập, đây là nguồn thu nhập để giải quyết lương thực cho cộng đồng và nó gắn liền với cuộc sống của người dân từ bao đời nay, do vậy, hai nguồn thu nhập này đóng

vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của cộng đồng. Chăn nuôi (chiếm 21,73% đối với người Vân Kiều, 21,12% đối với người Kinh và 19,39% đối với người Pa Cô đây cũng là nguồn thu nhập rất quan trọng đối với người dân sống gần rừng,do việc chăn nuôi Trâu, Bò chỉ cần vốn, rất ít công chăm sóc, vì nó được thả rông trong rừng, do vậy, việc phát phát triển mô hình này để làm tăng thu nhập cho hộ gia đình được cộng đồng dân quan tâm. Đối với người dân sống gần rừng, dựa vào rừng việc khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ và săn bắt động vật rừng là những phong tục, tập quán có từ lâu đời, nó được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác và những sản phẩm trên là không thể thiếu trong đời sống của họ, thực tế cho thấy thu nhập từ loại hình này chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập (chiếm 20,19% đối với người Vân Kiều; 20,43% đối với người Pa Cô và 18,15% đối với người Kinh) và không thể thiếu đối với đời sống của cộng đồng.

Nói tóm lại, cuộc sống của các hộ gia đình thuộc cộng đồng dân cư thôn gắn chặt với tài nguyên rừng, Trong tổng thu nhập của hộ gia đình các nguồn thu nhập từ rừng có ảnh hưởng và chiếm tỷ trọng lớn. Đối với các hộ người Vân Kiều muốn tăng thu nhập, nên ưu tiên tăng theo thứ tự các nguồn thu nhập từ,chăn nuôi, khai thác tài nguyên, lúa nương, nương rẫy. Đối với người Pa Cô nên tăng thu nhập theo hướng canh tác lúa nương, khai thác tài nguyên rừng bền vững, phát triển chăn nuôi như: Trâu, Bò, Dê và một số loài gia cầm...). Còn đối với các hộ người Kinh, nên tăng theo thứ tự nguồn thu nhập từ sản xuất lú nương, phát triển chăn nuôi, khai thác tài nguyên rừng, sản xuất nương rẫy. Riêng đối với nguồn thu nhập khác, mặc dù chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng lớn đến tổng thu nhập, nhưng quá khó để định hướng tăng thu nhập từ nguồn thu này, tại vì nguồn thu nhập khác được cấu thành bởi nhiều nguồn thu nhập, như: làm thuê, Dự án, rà tìm phế liệu, nhận tài trợ từ chương trình... nguồn thu nhập này không ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)