Giải pháp về PCCCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 120)

PCCCR là một nội dung của QLBVR, Theo tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục kiểm lâm Quảng Trị về công tác PCCCR với phương châm phòng lá chính chữa cháy phải dứt điểm, kịp thời, thực hiện phương châm bốn tại chỗ “lực lượng tại chỗ, chỉ hủy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ” ngoài việc xây dựng lực lượng QLBVR, PCCCR, để ngăn chặn, cứu chữa kịp thời khi có cháy rừng xảy ra là rất cần thiết, nhưng biện pháp làm giảm vật liệu cháy dựa vào cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác PCCCR. Theo các nhà chuyên môn về PCCCR của Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, đây là biện pháp phòng cháy rừng quan trọng nhất đối với rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị . Như chúng ta đã biết, Oxy, nguồn nhiệt và vật liệu cháy là 3 yếu tố gây nên sự cháy. Đối với vụ việc cháy rừng, chúng ta không chủ động và kiểm soát được Oxy và nguồn nhiệt. Do vậy, để hạn chế các

vụ cháy rừng ta phải làm giảm vật liệu cháy. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện pháp làm giảm vật liệu cháy trên cơ sở cộng đồng như sau :

- Luỗng phát thực bì dưới tán rừng để tận dụng nguồn củi phục vụ sinh hoạt cho cộng đồng.

- Thu dọn thực bì dưới tán rừng, nhất là đối với rừng đễ cháy để làm củi hoặc vật liệu để đun nấu để làm giảm việc khai thác củi trái phép từ rừng.

- Chăn nuôi gia súc trong rừng đã khép tán để tăng thu nhập.

- Đốt trước vật liệu cháy có điều khiển: Biện pháp này áp dụng đốt sớm trước mùa khô để giảm cường độ đám cháy.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nhiên cứu và quá trình phân tích, đánh giá về tiềm năng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng. Đề tài rút ra một số kết luận như sau:

- Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi, khó khăn cho công tác QLBVR như sau: Tiềm năng đất đai dành cho phát triển lâm nghiệp còn lớn, khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của rừng. Rừng phân bố xa dân cư, ở vùng giáp ranh với các huyện trong tỉnh, các huyện khác tỉnh, có nhiều khu vực đang còn tranh chấp với tỉnh Thừa thiên Huế giàu tài nguyên nên rất khó tuần tra bảo vệ.

- Điều kiện kinh tế - xã hội có những thuận lợi, khó khăn cho công tác QLBVR như sau: Được sự hỗ trợ về phát triển của các tổ chức trong, ngoài nước, cùng với những chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, là huyện nằm trong chương trình 61 huyện nghèo trong cả nước đang được hỗ trợ nhiều chính sách về an sinh xã hội, tạo công ăn việc và phát triển Lâm nghiệp. Nhận thức về vai trò, giá trị và tác dụng của rừng của người dân ngày một nâng lên. Bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại nhất định: Trình độ, nhận thức của người dân còn hạn chế, đời sống của người dân còn khó khăn, thu nhập của họ còn dựa vào tài nguyên rừng rất lớn, lao động thiếu việc làm còn nhiều, phong tục tập quán sản xuất còn lạc hậu.

+ Cộng đồng người Vân Kiều, Pacô trên địa bàn huyện Đakrông vốn có truyền thống canh tác nương rẫy, với các đặc trưng như: Nhu cầu về đời sống vật chất đáp ứng một cách tự cung, tự cấp từ kinh tế nương rẫy và khai thác tài nguyên rừng. Cộng đồng người Kinh trên địa bàn huyện chủ yếu di dân từ các huyện đồng bằng theo chính sách di dân lên vùng kinh tế mới của tỉnh sau giải phóng, đại đa số có thu nhập thấp, cuộc sống còn khó khăn, chủ yếu dựa vào rừng để khai thác gổ, lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật rừng để tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, ngoài ra còn một số hộ lấn chiếm rừng, đất rừng để sản xuất hoặc trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp ngắn ngày để tăng thêm thu nhập.

+ Cộng đồng dân cư thôn, bản ở vùng nghiên cứu có tính cộng đồng cao, sẵn sàng chia sẽ cho nhau các lợi ích từ rừng mang lại. Họ có phong tục, tập quán, kiến thức thể chế bản địa có tác động tích cực, tiêu cực đến tài nguyên rừng và đại đa số bộ phận người dân trong cộng đồng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, quy ước của cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng.

- Công tác BVR trên địa bàn Đakrông là hết sức phức tạp, một số chính quyền cấp xã chưa thực hiện đầy đủ, tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định, một số chủ rừng chưa làm tròn vai trò trách nhiệm trong việc QLBVR, trong khi các cơ quan chức năng thiếu lực lượng, phương tiện phục vụ cho công tác QLBVR. Diện tích rừng chưa giao trên địa bàn diện tích còn lớn, chưa có chủ thực sự, nhiều loài động thực vật quý hiếm, có nhiều loài cây làm cảnh trên thị trường đang còn săn lùng, giá cả một số mặt hàng nông sản trên thị trường ngày càng cao như: sắn, ngô, chuối... Nên nạn chặt, phá, lấn chiếm rừng, đát rừng làm nương rẫy trồng cây công nghiệp, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, cây làm cảnh, săn bắt động vật rừng trái phép vẫn diễn ra, nạn cháy rừng tiềm ảnh khó lường. Dẫn đến, diện tích, chất lượng rừng ngày càng suy giảm.

- Công tác QLBVR trên địa bàn có những thuận lợi, khó khăn nhất định như sau: Ngày càng có chủ trương, chính sách hỗ trợ về kinh tế-xã hội để tăng thu nhập cho người dân, cũng như nhiều chính sách về phát triển lâm nghiệp, UBND huyện đang triển khai và thực hiện việc quy hoạch QLBVR trên địa bàn, Năm 2002 UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định thành lập Khu BTTNĐakrông với diện tích quản lý 37.640 ha, khu bảo BTTN Hồ Chí Minh huyền thoại năm 2007 với diện tích 5.680 ha đây là diện tích rừng tự nhiên lớn nhất của huyện, đồng thời quy định rõ trách nhiệm QLBVR của các cấp, các ngành, lực lượng QLBVR hoạt động này càng tích cực. Tuy nhiên, diện tích rừng tăng nhưng không ổn định, chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm, do một số chính quyền cấp xã chưa thực hiện đầy đủ, có hiệu quả trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định. - Tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư là rất lớn họ có nguyện vọng nhận rừng để bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước. Đồng thời, đề tài cũng đã xác định được mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong QLBVR

là: Khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác QLBVR là UBND huyện, Hạt kiểm lâm, UBND xã, cộng đồng thôn, bản và các chủ rừng khác có liên quan để đề xuất các giải pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng. Mâu thuẫn giữa cộng đồng thôn, bản với người dân ngoài thôn, bản khác; giữa chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan QLBVR với người khai thác lâm sản trái phép và một số hộ gia đình của cộng đồng thôn, bản và các chủ rừng khác.

- Qua quá trình nghiên cứu, đã đề xuất một số giải pháp QLBVR có hiệu quả trên cơ sở cộng đồng.

+Các giải pháp về chính sách xã hội :

1- Giao rừng cho cộng đồng bảo vệ và xây dựng chính hưởng lợi; 2- Xây dựng quy ước BVR;

3- Xây dựng Quỹ BVR;

4- Giải quyết nhu cầu về đất sản xuất cho cộng đồng 5- Chi trả dịch vụ môi trường rừng.

+ Các giải pháp về tổ chức:

1-Thành lập Ban quản lý rừng thôn, bản 2- Thành lập tổ tuần tra QLBVR cộng đồng

3- Thành lập tổ tuyên truyền về công tác QLBVR thôn, bản + Các giải pháp về đào tạo tập huấn :

1- Về chính sách 2- Về luật pháp

3- Về nghiệp vụ trong công tác BVR

+ Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục pháp luật QLBVR và xoá bỏ dần những tập quán không có lợi cho công tác.

- Giải pháp về PCCCR.

2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp QLBVR trên địa bàn huyện Đakrông còn một số tồn tại là:

- Nghiên cứu của đề tài mới chỉ đề xuất các giải pháp QLBVR dựa vào cộng đồng mới chỉ dừng lại trên cơ sở lý thuyết. Để đánh giá được hiệu quả của nó cần phải thời gian, nhân lực và kinh phí để tổ chức thực hiện.

- Trong quá trình tiến hành điều tra, thu thập số liệu và phân tích đánh giá, người dân chưa thực sự tham gia đầy đủ trong tất cả các bước công việc nên phần nào hạn chế đến tính hiện thực của đề tài. Điều này dẫn đến chưa khai thác triệt để được những kiến thức bản địa, các kinh nghiệm của của người dân địa phương.

- Do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí cũng như khả năng nên phần lớn các giải pháp QLBVR do đề tài đề xuất mang tính định tính và chưa cụ thể.

3. Kiến nghị

- UBND huyện Đakrông nên đẩy mạnh chù trương giao rừng cho cộng đồng bảo vệ để hưởng lợi theo quy định của Chính phủ và đề án giao rừng tự nhiên của tỉnh Quảng Trị, đồng thời chỉ đạo thực hiện một số giải pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng.

- Cần có những nghiên cứu tiếp theo để tìm kiếm các giải pháp về kinh tế, khoa học công nghệ nhằm giúp cộng đồng dân cư thôn, bản phát triển kinh tế nhằm làm giảm sức ép đối với tài nguyên rừng.

- Nghiên cứu lựa chọn các cây trồng, vật nuôi, xây các mô hình phát triển kinh tế Nông-Lâm kết hợp phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa phương..

- Nghiên cứu khôi phục và phát triển nhành nghề truyền thống đối với cộng đồng dân cư thôn, bản như: nghề mây tre đan, dệt thổ cẩm của người dân tộc Vân Kiều, Pacô...

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Lê Đứ c An (2007), Đi ̣a mạo và đi ̣a chất tỉnh Quảng Tri ̣, Nhà xuất bản Khoa ho ̣c tự nhiên và Công nghê ̣, Hà Nô ̣i.

2. Bộ NN&PTNT ( 2006), Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn bản.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1998), Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

4. Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị ( 2010) Báo cáo đánh giá công tác giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn bản, hộ gia đình và cá nhân từ năm 2005 đến 2010

5. Chính phủ nước CHXHXNVN ( 2006), Nghị Định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm

6. PGS.TS. Nguyễn Duy Chuyên, Vũ Nhâm, Hansson (2002), Phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở miền núi phía Bắc, Việt Nam.

7. Đoàn Diễm, Hiện trạng rừng và quản lý rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng ở Việt Nam

8. Bảo Huy (2006), Một số thuật ngữ trong quản lý rừng cộng đồng, Dự án ETSP, Bộ NN&PTNT.

9. Cầm Thị Huế (2008), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp.

10. Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2000), Kinh nghiệm và tiềm năng quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Công Hiếu (2007), Tà i nguyên khí hậu tỉnh Quảng Tri ̣ vớ i sản xuất và đời sống. Nhà xuất bản Khoa ho ̣c tự nhiên và Công nghê ̣, Hà Nội.

12. Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2001), Khuôn khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam,Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

14. Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2005), Hội thảo quản lý rừng bền vững có sự tham gia của người dân, Tài liệu hội thảo, Hà nội.

15. Hội thảo quốc gia về QLRCĐ (2007), Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các mô hình quản lý rừng cộng đồng thôn, bản tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo quốc gia. 16. Hạt Kiểm lâm Đakrông (2006 -2010), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ và

triển khai kế hoạch công tác bảo vệ rừng.

17. Liz Kiff, Trần Thi ̣ Thu Hà, Trần Sáng Ta ̣o (2007), Phá t triển hê ̣ thống canh tác ở huyện Đakrông.

18. Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Ngọc Anh (2001), Khảo sát về LNCĐ và chính sách lâm nghiệp tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu, Tài liệu hội thảo “ Khuôn khổ chính sách quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam ngày 14,15 tháng 11 năm 2001, Hà Nội.

19. Trần Đình Lý (2006), Hệ Sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nhà in Khoa học và Công nghệ.

20. Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thành Long (2007) Tà i nguyên đất tỉnh Quảng Tri ̣, Nhà xuất bản Khoa ho ̣c tự nhiên và Công nghê ̣, Hà Nô ̣i.

21. Hoàng Kim Ngũ - Phùng Ngọc Lan (1997), Sinh thái rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

22. Nikolas Arhem. Nguyễn Thị Thanh Bình (2006), Đánh giá tác động về văn hóa - xã hội của đường Hồ Chí Minh đối với các dân tộc thiểu số vùng Trung Trường Sơn, Việt Nam.

23. Nhóm nghiên cứu Quốc gia về quản lý rừng cộng đồng (2001), Tài liệu Hội thảo khuôn khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam

24. Niên giám thống kê năm 2010 huyện Đakrông, Quảng Trị

25 Nguyễn Hồng Quân và các cộng tác viên (2000), Hiện trạng rừng và xu hướng phát triển quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Hội thảo lâm nghiệp cộng đồng, Hà Nội.

triển rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

27. Vương Văn Quỳnh ( 2003 ), “Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng ở các bản H'Mông huyện Mờng Tè, tỉnh Lai Châu”, đề tài chơng trình nghiên cứu Việt Nam- Hà Lan.

28. Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn (2009), Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng. Hà Nội, ngày 05/6/2009

29. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống kê trong Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

30. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp

31. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (2004), Kỷ yếu hội thảo quản lý và phát triển bền vững tài nguyên Miền núi

32. Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (1998), Quyết định 245/1998 /QĐ-TTg ngày 21/12/1998 về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp

33. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (1996), Quản lý tài nguyên rừng công cộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

34. UBND tỉnh Quảng Trị (2006), Đề án giao rừng tự nhiên

35. UBND tỉnh Quảng Trị (2005), Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh QuảngTrị giai đoạn 2002-2010 và định hướng phát triển đến năm 2020.

36. Nguyễn Hồng Quân và các cộng tác viên (2000), Hiện trạng rừng và xu hớng phát triển quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Hội thảo lâm nghiệp cộng đồng, Hà Nội.

TIẾNG ANH

37. Bao Huy (2005), Technical guideline - Community Forest Management, ETSP project, Helvetas Viet Nam, Ha Noi.

38. Donald A. Messers Chmidt (1993), Common Forest Resource Management. Annotated bibliography of Asia, Africa &America.

Annaotated bibliography of Asia, Africa & America

40. FAO and orther international organization (2001), Current innovation and experiences of community Forestry, RECOFTC FAO, Bangkok,Thailand

41. Tran Duc Vien and collaborators (2007). Swidden agrilture experience in Viet Nam’s uplands. Report.

42. Tran Duc Vien. Soil erosion and nutrient balance in swidden fields of the

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)