Xuất một số giải pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 105)

Chương 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. xuất một số giải pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng

Từ kết quả nghiên cứu, để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có cũng như phát triển vốn rừng mới trên địa bàn huyện góp phần vào sự nghiệp QLBVR của tỉnh Quảng Trị nói chung huyện Đakrơng nói riêng phù hợp với chính sách, Pháp luật của Nhà nước, vừa đảm bảo lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do rừng mang lại cho cộng đồng dân cư thơn bản có cuộc sống gắn bó với rừng, chúng tơi đề xuất một số giải pháp bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đakrông như sau :

4.4.1. Các giải pháp về chính sách

4.4.1.1. Giao rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ

Giao rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và hưởng lợi là một giải pháp vừa bảo vệ được rừng, vừa làm tăng thu nhập của người dân trong cộng đồng, vừa tiết kiệm được ngân sách của Nhà nước dành cho công tác QLBVR. Huyện hiện

27.810,0 ha rừng tự nhiên chưa giao, đây là đối tượng để giao cho cộng đồng thôn bảo vệ, hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước, theo đề án giao rừng của tỉnh Quảng Trị. Qua làm việc với Hạt Kiểm lâm Đakrông, UBND các xã A.Ngo, Hải Phúc, Triệu Nguyên và 2 cộng đồng dân cư thôn, bản ở xã A.Ngo; 2 cộng đồng thôn, bản xã Hải Phúc; 2 cộng đông thôn xã Triệu Nguyên thông qua phương pháp họp dân, kết quả cả 6 thơn đều nhất trí nhận từ 200-300 ha rừng để bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước, của tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện giải pháp giao rừng tự nhiên cho cộng đồng trên địa bàn. Tuy nhiên, đây là một công việc mới trên địa bàn huyện, trước hết, nên chọn ra những diện tích rừng có trữ lượng gỗ lớn, gần thôn, bản, dễ quản lý bảo vệ để ưu tiên giao trước, với diện tích giao thí điểm từ 150 - 250 ha tùy theo từng điệu kiện cụ thể của thôn.

Để thực hiện tốt công tác giao rừng cũng như công tác QLBVR sau khi giao. Trong quá trình giao rừng, các cơ quan chức năng tiến hành hướng dẫn việc lập kế hoạch QLBVR, xây dựng quy ước BVR, đồng thời quán triệt trách nhiệm, nghĩa vụ, chính sách hưởng lợi. Song cùng với vấn đề đó, tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về QLBVR, điều tra đánh giá tài tài nguyên rừng cho cộng đồng.

Sau khi giao rừng, Hạt Kiểm lâm, UBND xã, các cơ quan khác tổ chức kiểm tra, giám sát và hướng dẫn cộng đồng thực hiện các hoạt động QLBVR, hàng năm có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để tiến hành giao trên diện rộng.

4.4.1.2. Xây dựng chính sách hưởng lợi đối với cộng đồng được giao rừng để quản lý bảo vệ

Trên cơ sở nghiên cứu những chính sách hưởng lợi của Nhà nước, của tỉnh Quảng Trị đối với cộng đồng nhận rừng để bảo vệ và căn cứ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đakrơng, Chúng tơi đề xuất chính sách hưởng lợi như sau :

* Quyền cộng đồng được hưởng lợi:

- Nguyên tắc xác định quyền hưởng lợi của cộng đồng được Nhà nước giao rừng: Để đảm bảo lợi ích hài hồ giữa Nhà nước và cộng đồng dân cư thôn, bản trực

tiếp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phịng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái và bảo tồn thiên nhiên.

- Quyền hưởng lợi trên đất rừng được giao: Gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm trồng xen, tương xứng với công sức của cộng đồng dân cư thôn, bản đã đầu tư vào rừng.

- Quyền hưởng lợi chỉ được thực hiện trong thời hạn được giao rừng.

*Trình tự thủ tục hưởng lợi:

- Đối với rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu: Ngoài được hưởng tiền theo hợp đồng thì cịn được hưởng sản phẩm tỉa thưa, lâm sản phụ, tre nứa đến tuổi khai thác, củi khô, dược liệu dưới tán rừng.

- Rừng phịng hộ ít xung yếu: Nếu tự bỏ vốn, lao động sau khi nhận rừng đã tác động các biện pháp đầu tư, chăm sóc, bảo vệ rừng tốt để rừng sinh trưởng - phát triển. Khi rừng đến tuổi khai thác sản phẩm theo qui trình kỹ thuật Nhà nước ban hành và theo hồ sơ thiết kế được duyệt thì sẽ được hưởng như sau

- Đối với gỗ:

+ Chỉ được khai thác gỗ từ nhóm III đến nhóm VIII

+ Khi rừng được phép khai thác chính: Là rừng có trữ lượng đạt trên 110 m3/ha và trữ lượng cây đạt cấp kính khai thác trong lô lớn hơn 30% tổng trữ lượng của lơ đó; (cây đạt cấp kính khai thác nhóm III - VI trên 45 cm và nhóm VII - VIII trên 35 cm).

- Thủ tục:

+ Cộng đồng làm đơn trình bày lý do xin khai thác và thống kê, diện tích, sản lượng số cây cần chặt hạ, để UBND xã xác nhận, UBND huyện cấp giấy phép khai thác.

+ Hạt Kiểm lâm và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, thẩm định và tổng hợp hồ sơ báo cáo lên UBND huyện cấp giấy phép khai thác, giấy phép được gửi cho Hạt Kiểm lâm sở tại để kiểm tra, giám sát quá trình khai thác. Sau khi khai thác xong, chủ rừng báo cáo cho Hạt Kiểm lâm sở tại để xác nhận nguồn gốc gỗ.

- Đối với lâm sản ngoài gỗ:

+ Khai thác cho nhu cầu sử dụng tại chỗ cộng đồng tự chủ động khai thác và chỉ báo cáo với UBND xã sở tại.

+ Khai thác mang tính thương mại, thơng qua hướng dẫn, kiểm tra của Kiểm lâm địa bàn, cộng đồng làm đơn xin khai thác gửi UBND xã xác nhận UBND huyện cấp giấy phép.

+ Khi được phép khai thác cộng đồng tự tổ chức khai thác lâm sản hoặc thuê khai thác theo đúng quy định hiện hành. Cộng đồng phải chịu tồn bộ chi phí liên quan đến khai thác.

* Cơ chế hưởng lợi:

- Sản phẩm Nông nghiệp

- Cây trồng xen, nuôi trồng thuỷ sản, vật nuôi cộng đồng được hưởng 100% sản phẩm khi khai thác.

- Đối với lâm sản ngoài gỗ:

+ Cây dược liệu, song mây, hoa quả, măng, giang, tre, nứa v.v... (trừ những loài quý hiếm cấm khai thác theo Quyết định 32/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục các lồi động thực vật quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ) cộng đồng được hưởng 100% sản phẩm khai thác.

- Đối với gỗ:

+ Khi được phép khai thác cộng đồng được hưởng như sau.

+ Rừng chưa có trữ lượng hoặc trữ lượng gỗ dưới 40 m3/ha, cộng đồng được hưởng 90% lượng tăng trưởng của rừng.

+ Rừng có trữ lượng gỗ khi giao 40 - 75 m3/ha, cộng đồng được hưởng 80% lượng tăng trưởng của rừng.

+ Rừng có trữ lượng gỗ khi giao 75 - 100 m3/ha, cộng đồng được hưởng 70% lượng tăng trưởng của rừng.

+ Rừng có trữ lượng gỗ khi giao trên 100 m3/ha, cộng đồng được hưởng 50% lượng tăng trưởng của rừng.

* Cơ chế ứng trước gỗ:

- Để giải quyết khó khăn cuộc sống và những nhu cầu bức thiết về sử dụng gỗ của cho những hoạt động của cộng đồng dân cư thôn. Nếu sau 5 năm mà quản lý bảo vệ tốt khu rừng được giao thì được ứng một lần sản phẩm gỗ bằng phương thức chặt chọn ở những khu rừng có trữ lượng trên 75 m3/ha. Lượng gỗ ứng trước không vượt quá 30% lượng tăng trưởng của khu rừng trong 5 năm và được trừ dần vào sản phẩm gỗ được hưởng lợi khi khu rừng được phép khai thác chính.

- Thủ tục ứng trước sản phẩm gỗ:

+ Khi có nhu cầu ứng trước gỗ, cộng đồng làm đơn trình bày lý do xin ứng trước sản phẩm gỗ (có xác nhận của UBND xã, kiểm tra của Kiểm lâm về việc bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên được giao), thống kê số cây, sản lượng gổ cần khai thác gửi UBND huyện xin cấp giấy phép khai thác, nhưng không quá 30 m3 gỗ trịn (từ nhóm 3 - 8) cho một cộng đồng thôn, bản, khai thác theo sự hướng dẫn và giám sát của UBND xã và Kiểm lâm địa bàn.

Với chính sách hưởng lợi trên, nếu cộng đồng thơn, bản nhận và bảo vệ tốt 100 ha rừng có trử lượng 75 m3 /ha với thời gian 30 năm, mỗi năm cộng đồng thôn, bản được hưởng khoảng một khối lượng gỗ có giá trị khoảng 59 triệu đồng, trung bình 590.000 đồng/ha/năm. Nếu sau 5 năm, mà ứng trước sản phẩm gỗ, thì được hưởng 252.000 đ/năm/ha.

4.4.1.3. Xây dựng quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

Để phát huy nội lực và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong cơng tác QLBVR thì việc thành lập Quỹ BV&PTR hết sức cần thiết. Quỹ do cộng đồng tự thành lập và có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, phục vụ cho các hoạt động QLBVR: tuần tra, kiểm tra, PCCCR, khen thưởng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng...

Nguồn tài chính hình thành Quỹ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn tài trợ, ngân sách nhà nước hỗ trợ, Chi trả dịch vụ môi trường rừng, nguồn xử phát từ vi phạm quy ước BV&PTR, nguồn đóng góp của chủ rừng trên địa bàn,

đóng góp của cộng đồng và thu từ các nguồn khác..., phải được bàn bạc và được sự nhất trí của cộng đồng.

Để Quỹ BV&PTR hoạt động có hiệu quả cần đề ra cơ chế hoạt động và tổ chức quản lý Quỹ, tức là: kế hoạch hoạt động của Quỹ phục vụ cho kế hoạch BVR, xác định nguồn vốn hiện có, khả năng thu, cân đối thu chi, công khai báo cáo thu chi Quỹ trước cộng đồng. Phải có Ban quản lý Quỹ và thành phần gồm: (01 lãnh đạo thơn làm trưởng ban, 2-4 đại diện các đồn thể, trong đó có 01 phó ban, một kế tốn, một thủ quỹ do cộng đồng bầu ra).

Trách nhiệm của Ban quản lý Quỹ phải huy động và phát triển Quỹ, thực hiện thu, chi Quỹ côn khai, minh bạch trước cộng đồng và chịu sự kiểm tra, giám sát về Quỹ của Chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Để Quỹ BVR được mọi người tham gia, ủng hộ, phải xây dựng Quy chế quản lý, cần xác định rõ các nguồn thu, các được phép khoản chi, trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên cộng đồng, chủ rừng trong việc đóng góp xây dựng và sử dụng Quỹ, trách nhiệm của Ban quản lý Quỹ, cơ chế hoạt động, định mức các khoản chi.

4.4.1.4. Xây dựng tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ phát triển rừng

Để bảo vệ và phát triển tốt vốn rừng hiện có, việc nâng cao ý thức QLBVR xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước BVR trong cộng đồng dân cư thôn là rất cần thiết. Để quy ước BVR được thực hiện tốt, mọi người dân trong cộng đồng dân cư thôn, bản thực hiện nghiêm chỉnh quy ước BVR thì quy ước BVR do tự người dân xây dựng và các quy định về bảo vệ, phát triển rừng trong quy ước phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, tuân thủ những quy định của Nhà nước, kế thừa, phát huy những thuần phong mỹ tục, những phong tục, tập quán tốt của địa phương. Nội dung trong quy ước bảo vệ, phát triển rừng phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, mang tính cộng đồng hơn là nặng về pháp lý. Đồng thời, những nghĩa vụ, quyền lợi của cộng đồng phải thể hiện thật cụ thể và có ít nhất 2/3 đại diện số hộ gia đình hoặc dân số trong thơn, bản đồng ý thông qua.

Các bước xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng thôn bản được thực hiện theo các bước:

chức họp đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư).

Bước 2: Dự thảo và thông qua nội dung của quy ước BV&PTR cộng đồng. Những nội dung chủ yếu cần thảo luận trong bước 2, bao gồm:

- Quyền lợi, nghĩa vụ, hưởng lợi của của thành viên cộng đồng trong việc bảo vệ, phát triển rừng, khuyến khích đưa những tập quán tốt về QLBVR vào trong quy ước.

- Những quy định về QLBVR và việc quy định về nội lực để chăm sóc, ni dưỡng, phát triển những khu rừng của cộng đồng thôn, bản làm chủ rừng những khu rừng quan trọng như: khu rừng ma, rừng thiêng, rừng mó nước của cộng đồng thơn, bản.

- Về khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ và lâm sản. - Về bảo vệ, săn bắn, bẫy bắt và sử dụng động vật rừng. - Về chăn thả gia súc trong rừng.

- Về PCCCR và canh tác nương rẫy.

- Vấn đề phát triển, ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, người từ các địa phương khác đến địa bàn thôn, bản thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng trái phép và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó.

- Việc phối hợp giữa các cộng đồng thôn, bản để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơng tác bảo vệ, phát triển rừng.

- Vấn đề quy định về giải quyết của cộng đồng đối với những vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng như các quy định về bồi thường thiệt hại và xử phạt. Việc này cần lưu ý việc giải quyết ở thôn, bản chủ yếu bằng giáo dục, thuyết phục và hồ giải phù hợp với tình hình cụ thể của từng thơn, bản không được quy định xử phạt trái với quy định của pháp luật.

Bước 3: Phê duyệt quy ước BV&PTR cộng đồng

Sau khi thực hiện thông qua dự thảo quy ước với các hộ gia đình trong cộng đồng, Trưởng thôn, bản gửi bản dự thảo quy ước và biên bản họp dân gửi lên UBND xã, sau đó UBND xã xem xét và trình lên UBND huyện (thơng qua phịng tư pháp để thẩm định) trình Chủ tịch UBND huyện quyết định cộng nhận và ban hành quy ước Bảo vệ và phát triển rừng.

Bước 4: Tổ chức thực hiện quy ước BV&PTR cộng đồng (Phổ biến quy ước; Giám sát kết quả thực hiện; Đánh giá thực hiện quy ước)

Sau đó thơn, bản tổ chức hội nghị tồn dân để thơng báo nội dung của quy ước và bàn biện pháp thực hiện, đồng thời niêm yết công khai quy ước và phổ biến đến tận người dân để thực hiện. Giám sát việc thực hiện, trưởng thôn, bản chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy ước theo đúng nội dung trước UBND xã.

4.4.1.5. Giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho cộng đồng

Nhằm hạn chế tình trạng chặt phá, đốt, lấn chiếm rừng làm nương rẫy, sản xuất nơng nghiệp, tình trạng thả rơng Trâu, Bị phá hoại rừng. Một vấn đề đặt ra cần đáng quan tâm đó là phải quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, sản xuất nông nghiệp và chăn thả gia súc cho cộng đồng dân cư. Kết quả phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng của huyện đã hoàn thành. Những diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, rừng sản xuất gần thơn có khả năng sản xuất nông nghiệp, chăn thả gia súc cần mạnh dạn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để giao cộng đồng đáp ứng nhu cầu đất sản xuất, phục vụ đời sống của người dân trong cộng đồng. Đối với một số diện tích nương rẫy sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất, rừng phịng hộ có hỗ trợ về lương thực (gạo) theo chương trình mục tiêu quốc gia.

4.4.1.6. Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Trong những năm gần đây nhận thức về vai trò của rừng, đặc biệt là giá trị to lớn của dịch vụ môi trường do rừng mang lại đã và đang được thừa nhận trên phương diện quốc tế và ở Việt Nam. Nhằm duy trì những giá trị dịch vụ mơi trường của rừng và đảm bảo sự công bằng cho người làm rừng, các cơ chế tài chính về chi trả dịch vụ môi trường rừng đang trở thành một giải pháp hiệu quả ở nhiều quốc gia nhằm đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho quản lý bền vững tài nguyên rừng.

Với tầm quan trọng của các hệ sinh thái rừng, Chính phủ đã ban hành Nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)