Phân tích mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 100)

Chúng đã tiến hành sử dụng phương pháp so sánh đánh giá theo từng cặp để phân tích mâu thuẫn và khả năng hợp tác giữa các bên liên quan trong công tác QLBVR ở xã A.Ngo, thu được kết quả cụ thể ở bảng biểu tổng hợp sau:

Biểu 4.10: Ma trận khả năng hợp tác và mâu thuẫn giữa các bên liên quan

HGĐ TBVR TĐT LĐB CQX KL CĐTB CĐB K CRK KT UBH HGĐ 5 3 1 5 8 3 7 6 8 6 TBVR 4 5 2 4 3 2 6 4 9 3 TĐT 7 7 2 3 2 5 4 4 8 2 LĐB 9 9 9 2 3 3 3 4 9 3 CQX 4 9 9 9 1 4 2 4 8 0 KL 7 9 8 9 10 3 0 4 9 0 CĐTB 10 9 8 8 10 10 5 0 8 0 CĐBK 3 9 9 7 10 10 6 5 8 0 CRK 3 9 9 7 10 10 8 8 9 0 KT 2 2 4 3 2 2 2 3 3 9 UBH 5 8 8 9 10 10 9 9 8 1

Ghi chú:HGĐ: Hộ gia đình; TBVR : tổ BVR; TĐT: Tổ chức đoàn thể; LĐT : Lãnh đạo thôn, bản; CQX : chính quyền xã; KL: Kiểm lâm; CĐTB : Cộng đồng thôn, bản; CĐTK : Cộng đồng thôn, bản khác; CRK: Chủ rừng khác KT: Người khai thác lâm sản trái phép. UB : UBND huyện; Nửa trên : Khả năng mâu thuẫn với điểm 10 tối đa, nửa dưới : Khả năng hợp tác với điểm 10 tối đa.

4.2.2.1. Mâu thuẩn giữa các bên liên quan

* Giữa người dân trong cộng đồng thôn, bản với cộng đồng thôn bản khác

Quá trình nghiên cứu cho thấy rằng, người dân trong cộng đồng không những khai thác lâm sản từ tài nguyên rừng trong thôn, bản mình mà còn khai thác lâm sản, lấn chiếm rừng, đất rừng trái phép ở thôn, bản khác, điều này làm cho nguồn tài nguyên rừng của cộng đồng ngày càng cạn kiệt, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cộng đồng. Đã dẫn đến mâu thuẫn giữa cộng đồng thôn, bản với cộng đồng thôn, bản khác.

* Giữa chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan QLBVR với người khai thác lâm sản trái phép và một số hộ gia đình của cộng đồng vi phạm quy định về QLBVR

Mâu thuẫn này xảy ra giữa một bên là Chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao nhiệm vụ QLBVR theo quy định và bên kia là vì lợi ích cá nhân, vì mưu sinh cuộc sống mà vi phạm quy định của pháp luật về QLBVR, mẫu thuẫn này gay gắt luôn luôn xảy ra.

* Giữa các chủ rừng với một số người dân trong cộng đồng thôn, bản

Mâu thuẫn này xảy ra khi một bên là chủ rừng được Nhà nước giao đất, giao rừng, đầu tư kinh phí để bảo vệ, phát triển rừng, hưởng lợi theo quy định của chính sách Nhà Nước. Một bên là một số hộ gia đình, cá nhân không được hưởng lợi kinh phí đầu tư của Nhà nước, từ rừng. Một mặt, do thói quen canh tác nương rẫy, cũng như nhu cầu đất để trồng sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu cuộc sống nên phải khai thác, lấn chiếm đất rừng, rừng.

4.2.2.2. Khả năng hợp tác giữa các bên liên quan

Kết quả phân tích, đánh giá ở khu vực nghiên cứu cho thấy, các tổ chức, cá nhân đều có mối quan tâm và vai trò khác nhau đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và khả năng hợp tác để chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các

giải pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng gồm có bốn thành phần chủ yếu đó là : UBND huyện và Hạt Kiểm lâm; UBND xã; cộng đồng thôn, bản và các chủ rừng khác.

* UBND huyện và Hạt kiểm lâm

Hạt Kiểm lâm là cơ quan chuyên môn của Nhà nước có chức năng QLBVR, tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về BVR, đảm bảo chấp hành pháp luật về quản lý bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước UBND huyện. Trong lúc đó, Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp tỉnh về tài nguyên rừng trên địa bàn [32]. Do vậy, đây là những cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện các biện pháp để bảo vệ tốt tài nguyên rừng, trong đó có các biện pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng.

* UBND xã

UBND xã được Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg, đồng thời là chủ quản lý của những diện tích rừng chưa giao cho cá nhân, tổ chức nào quản lý và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về vốn rừng trên địa bàn. Do đó, UBND xã chủ động chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là cộng đồng dân cư thôn, bản thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên rừng trong địa giới hành chính của mình[32].

* Cộng đồng thôn, bản

Trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn thôn, bản để đảm bảo những lợi ích, quyền lợi cho dân cư trong cộng đồng do tài nguyên rừng mang lại bao gồm cả về mặt kinh tế - xã hội, các lợi ích khác là nhiệm vụ của cộng đồng dân cư thôn, bản và các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng.

* Các chủ rừng khác có liên quan

Những chủ rừng khác có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi liên quan nên tự nguyện tham gia, hỗ trợ cho cộng đồng thôn, bản trong việc thực hiện các biện pháp QLBVR.

Từ kết quả phân tích trên ta có sơ đồ khả năng phối hợp, hỗ trợ giữa các bên liên quan để QLBVR trên cơ sở cộng đồng như sau:

Sơ đồ 4.3 : Khả năng phối hợp, hỗ trợ QLBVR trên cơ sở cộng đồng. 4.3. Đánh giá tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư thôn, bản

Chúng tôi tổ chức thảo luận nhóm ở thôn Tà Lang xã Hải Phúc và phân tích để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cộng đồng trong công tác QLBVR thu được kết quả như sau :

Biểu 4.11: Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cộng đồng bản trong công tác QLBVR.

Điểm mạnh Điểm yếu

-100% hộ dân trong thôn có nhu cầu được nhận rừng để bảo vệ và hưởng lợi theo quy định.

- Nguồn lao động dồi dào nên có thể huy động và phát huy sức mạnh của cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng.

- Đã thành lập được lực lượng để tuần tra QLBVR có thể quản lý bảo vệ được các khu rừng có địa hình phức tạp, nằm xa bản.

- Phát hiện lửa rừng, huy động lực lượng chữa cháy rừng.

- Hiểu biết về địa hình và ranh giới các khu

- Một số diện tích rừng xa khu dân cư, đi lại khó khăn, nên việc QLBVR của cộng đồng bị hạn chế.

- Trình độ dân trí thấp, hiểu biết và chấp hành các quy định về QLBVR còn hạn chế.

- Lợi ích kinh tế trực tiếp từ rừng cộng đồng còn thấp.

- Chưa lập được kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. chưa xác lập được hồ sơ quản lý rừng cộng đồng.

- Thiếu chuyên môn nghiệp vụ trong

UBND huyện, UBND xã. Hạt Kiểm lâm.

Cộng đồng Các chủ

dân cư thôn, rừng

khác bản. Bản Bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng

rừng thuộc quản lý của thôn mình.

- Có phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa tích cực trong QLBVR, chấp hành các quy định của pháp luật và quy ước BVR. - Có thể thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ rừng và có tính cộng đồng cao trong đời sống.

- Lấy lâm sản ngoài gổ ở đây

-Nắm và ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại trái phép tài nguyên rừng.

việc thực hiện các biện pháp QLBVR. - Đa số cộng đồng dân cư cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp, khả năng tham gia QLBVR còn hạn chế.

- Phong tục, tập quán canh tác lạc hậu nên vẫn muốn chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy.

- Nhiều hộ chưa hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi được giao rừng để quản lý chung.

Cơ hội Thách thức

- Được sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ về giao rừng cho cộng đồng bảo vệ hưởng lợi

- Diện tích rừng chưa giao trên địa bàn còn lớn, đây là đối tượng để giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ.

- Hầu hết các sản phẩm hưởng lợi từ rừng tự nhiên bán giá cao, đây là nguồn thu nhập hấp dẫn

- Phát triển chăn nuôi gia súc, các mô hình vườn rừng, trồng cây bản địa ( Gụ Lau, Gió bầu, Huỷnh) và một số cây thuốc dưới tán rừng và diện tích đất trống trồng rừng.

- Lâm sản ngoài gỗ ở rừng tự nhiên còn nhiều như( Các loài sông mây, Tre lá nón, đót) phát triển làng nghề mây tre đan.

- Tỷ lệ tăng dân số cao (1,7%) gây áp lực rất lớn đối với tài nguyên rừng (đất canh tác nông nghiệp, cây công nghiệp).

- Nhu cầu về của thị trường về gỗ, lâm sản, củi làm chất đốt, động vật hoang dã, thuốc chữa bệnh và nhu cầu thưởng thức cây cảnh, chím thú, quí, hiếm trong nhân dân ngày càng tăng nên việc khai thác trái phép tài nguyên rừng vẫn diển ra.

- Thiếu vốn đầu tư cho trồng rừng, phục hồi rừng cũng như trong công QLBVR.

- Thiếu phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác BVR.

-Thói quen sử dụng sản phẩm từ rừng tự nhiên ( gỗ, lâm sản khác, động vật

Từ kết quả ở bảng trên ta thấy, tiềm năng QLBVR của cộng đồng dân cư thôn, bản là rất lớn. Từ bao đời nay, cộng đồng dân cư thôn, bản nhất là dân tộc Vân Kiều, Pacô có cuộc sống gắn bó với rừng, rừng gắn liền với sự sống của đồng bào dân tộc ít người. Họ tác động vào rừng bằng cách đốt rừng làm nương rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép… để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày, nhưng họ cũng có phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa tích cực để QLBVR và phần nào họ chấp hành nghiêm chỉnh Luật bảo vệ và Phát triển rừng, đồng thời họ biết và kiểm soát được tác động tiêu cực đối với rừng và thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ rừng.

Do vậy, hơn ai hết, cộng đồng dân cư thôn, bản là người phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn có hiệu quả cao nhất. Vậy, tìm kiếm một số giải pháp để BVR dựa vào cộng đồng là phải làm thế nào để huy động được người dân trong cộng đồng thôn, bản tham gia vào công tác QLBVR một cách có tổ chức, có hiệu quả trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi giữa Nhà nước và người dân để công tác QLBVR tiến tới sự bền vững, cùng có lợi.

4.4. Đề xuất một số giải pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng

Từ kết quả nghiên cứu, để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có cũng như phát triển vốn rừng mới trên địa bàn huyện góp phần vào sự nghiệp QLBVR của tỉnh Quảng Trị nói chung huyện Đakrông nói riêng phù hợp với chính sách, Pháp luật của Nhà nước, vừa đảm bảo lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do rừng mang lại cho cộng đồng dân cư thôn bản có cuộc sống gắn bó với rừng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đakrông như sau :

4.4.1. Các giải pháp về chính sách

4.4.1.1. Giao rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ

Giao rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và hưởng lợi là một giải pháp vừa bảo vệ được rừng, vừa làm tăng thu nhập của người dân trong cộng đồng, vừa tiết kiệm được ngân sách của Nhà nước dành cho công tác QLBVR. Huyện hiện

27.810,0 ha rừng tự nhiên chưa giao, đây là đối tượng để giao cho cộng đồng thôn bảo vệ, hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước, theo đề án giao rừng của tỉnh Quảng Trị. Qua làm việc với Hạt Kiểm lâm Đakrông, UBND các xã A.Ngo, Hải Phúc, Triệu Nguyên và 2 cộng đồng dân cư thôn, bản ở xã A.Ngo; 2 cộng đồng thôn, bản xã Hải Phúc; 2 cộng đông thôn xã Triệu Nguyên thông qua phương pháp họp dân, kết quả cả 6 thôn đều nhất trí nhận từ 200-300 ha rừng để bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước, của tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện giải pháp giao rừng tự nhiên cho cộng đồng trên địa bàn. Tuy nhiên, đây là một công việc mới trên địa bàn huyện, trước hết, nên chọn ra những diện tích rừng có trữ lượng gỗ lớn, gần thôn, bản, dễ quản lý bảo vệ để ưu tiên giao trước, với diện tích giao thí điểm từ 150 - 250 ha tùy theo từng điệu kiện cụ thể của thôn.

Để thực hiện tốt công tác giao rừng cũng như công tác QLBVR sau khi giao. Trong quá trình giao rừng, các cơ quan chức năng tiến hành hướng dẫn việc lập kế hoạch QLBVR, xây dựng quy ước BVR, đồng thời quán triệt trách nhiệm, nghĩa vụ, chính sách hưởng lợi. Song cùng với vấn đề đó, tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về QLBVR, điều tra đánh giá tài tài nguyên rừng cho cộng đồng.

Sau khi giao rừng, Hạt Kiểm lâm, UBND xã, các cơ quan khác tổ chức kiểm tra, giám sát và hướng dẫn cộng đồng thực hiện các hoạt động QLBVR, hàng năm có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để tiến hành giao trên diện rộng.

4.4.1.2. Xây dựng chính sách hưởng lợi đối với cộng đồng được giao rừng để quản lý bảo vệ

Trên cơ sở nghiên cứu những chính sách hưởng lợi của Nhà nước, của tỉnh Quảng Trị đối với cộng đồng nhận rừng để bảo vệ và căn cứ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đakrông, Chúng tôi đề xuất chính sách hưởng lợi như sau :

* Quyền cộng đồng được hưởng lợi:

- Nguyên tắc xác định quyền hưởng lợi của cộng đồng được Nhà nước giao rừng: Để đảm bảo lợi ích hài hoà giữa Nhà nước và cộng đồng dân cư thôn, bản trực

tiếp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn thiên nhiên.

- Quyền hưởng lợi trên đất rừng được giao: Gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm trồng xen, tương xứng với công sức của cộng đồng dân cư thôn, bản đã đầu tư vào rừng.

- Quyền hưởng lợi chỉ được thực hiện trong thời hạn được giao rừng.

*Trình tự thủ tục hưởng lợi:

- Đối với rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu: Ngoài được hưởng tiền theo hợp đồng thì còn được hưởng sản phẩm tỉa thưa, lâm sản phụ, tre nứa đến tuổi khai thác, củi khô, dược liệu dưới tán rừng.

- Rừng phòng hộ ít xung yếu: Nếu tự bỏ vốn, lao động sau khi nhận rừng đã tác động các biện pháp đầu tư, chăm sóc, bảo vệ rừng tốt để rừng sinh trưởng - phát triển. Khi rừng đến tuổi khai thác sản phẩm theo qui trình kỹ thuật Nhà nước ban hành và theo hồ sơ thiết kế được duyệt thì sẽ được hưởng như sau

- Đối với gỗ:

+ Chỉ được khai thác gỗ từ nhóm III đến nhóm VIII

+ Khi rừng được phép khai thác chính: Là rừng có trữ lượng đạt trên 110 m3/ha và trữ lượng cây đạt cấp kính khai thác trong lô lớn hơn 30% tổng trữ lượng của lô đó; (cây đạt cấp kính khai thác nhóm III - VI trên 45 cm và nhóm VII - VIII trên 35 cm).

- Thủ tục:

+ Cộng đồng làm đơn trình bày lý do xin khai thác và thống kê, diện tích, sản lượng số cây cần chặt hạ, để UBND xã xác nhận, UBND huyện cấp giấy phép khai thác.

+ Hạt Kiểm lâm và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, thẩm định và tổng hợp hồ sơ báo cáo lên UBND huyện cấp giấy phép khai thác, giấy phép được gửi cho Hạt Kiểm lâm sở tại để kiểm tra, giám sát quá trình khai thác. Sau khi khai thác xong, chủ rừng báo cáo cho Hạt Kiểm lâm sở tại để xác nhận nguồn gốc gỗ.

- Đối với lâm sản ngoài gỗ:

+ Khai thác cho nhu cầu sử dụng tại chỗ cộng đồng tự chủ động khai thác và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)