Chương 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng QLBV Rở huyện Đakrông
4.1.2. Thực trạng công tác QLBV Rở huyện Đakrông
Từ kết quả điều tra, phỏng vấn, giai đoạn từ 1975 -1990, đây là gia đoạn tái thiết đất nước sau chiến tranh, người dân ồ ạt vào rừng khai thác gỗ để làm nhà và các loại lâm sản khác để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Bên cạnh đó cùng với tập quán du canh du cư, chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, chính quyền địa phương, chủ rừng và các cơ quan chức năng liên quan chưa quan tâm đến công tác BVR, lực lượng Kiểm lâm còn non trẻ, được thành lập năm 1973, với cán bộ công chức ít, địa bàn rộng, đa số là Bộ đội, Công an chuyễn ngành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát lâm sản trên các tuyến
đường chính, nên rừng vẫn bị chặt phá, khai thác trái phép, diện tích và chất lượng rừng suy giảm đáng kể, Do đó diện tích rừng giàu còn ít, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo.
Là một huyện mới lớn nhất trong 7 huyện của tỉnh Quảng Trị, được thành lập từ năm 1997 trên cơ sở 10 xã của huyên Hướng Hoá và 3 xã của huyện Triệu Phong.
Công tác QLBVR được Cấp uỷ, Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng giao cho lực lượng Kiểm lâm. Giai đoạn này lực lượng Kiểm lâm còn mỏng, thiếu sự phối hợp BVR của các cơ quan chức năng, trang thiết bị phục vụ cho công tác thiếu, thô sơ và chỉ chú trọng công tác bắt giữ, xử lý đối với các hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Do vậy, rừng vẫn bị chặt phá khai thác trái phép trên diện rộng, trước thực trạng đó Chi cục Kiểm lâm và UBND huyện Đakrông đã chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tổ chức thực hiện tốt chỉ thị 90/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về tăng cường các biện pháp cấp bách để BVR, nên đã phần nào ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng .
Công tác QLBVR khởi sắc từ khi thực hiện Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, Quyết định 83/2007/QĐ-BNN, ngày 4/10/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã. Công tác và QLBVR có những chuyển biến tích cực. Lúc này các hoạt động QLBVR ở huyện Đakrông bao gồm các việc sau: Tuyên truyền giáo dục về BVR, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, PCCCR, phòng trừ sinh vật gây hại rừng và xây dựng lực lượng, cơ sở vật chất phục vụ cho việc QLBVR.
Từ năm 2002 công tác QLBVR thực sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và đặc biệt là Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị. Từ năm 2002 đến 2007 Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị đã tham mưu trình UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt quy hoạch 2 khu BTTN (Khu BTTN Đakrông diện tích 37.640 ha; khu BTTN Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại diện tích 5.680 ha. Đây là 2 khu bảo
tồn nhằm bảo vệ diện tích rừng nhiên lớn nhất còn sót lại của huyện Đakrông cũng như tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh đó ban hành các văn bản chính sách ưu đải về công tác bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH. Năm 2005 chi cục Kiểm lâm đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng đề án giao rừng để thực hiện thí điểm ở Đakrông và Hướng Hoá qua 5 năm thực hiện đã giao được trên 4.000ha cho cộng đồng và hộ gia đình nhận bảo vệ và hưởng lợi. Năm 2009 UBND tỉnh đã phê duyệt đề án “hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2012”. Đặc biệt năm 2010 Huyện được sự quan tâm của Chính phủ Huyện được công nhận là huyện nằm trong danh sách trong 61 huyện nghèo của cả nước, theo nghị Quyết 30a... Được đầu tư nhiều chương trình dự án về an sinh xã hội, cũng như về công tác QLBVR trên địa bàn.
4.1.2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật
Công tác tuyên truyền luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Kiểm lâm. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm mục đích nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về công tác QLBVR. Xác định tầm quan trọng đó, trong những năm qua Hạt Kiểm Lâm Đakrông, Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Đakrông đã chủ động phối hợp chặt chẻ với các cơ quan thông tin, báo chí, các trường học trên địa bàn chú trọng đổi mới nội dung và bằng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú. Kết quả thực hiện từ năm 2006 - 2010 như sau:
Biểu 4.1: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2006 -2010
Hình thức tuyên truyền Năm thực hiện Cộng
2006 2007 2008 2009 2010
Thông tin đại chúng
-Truyền hình (tin, bài) 6 8 3 9 7 33
-Báo ch í(tin, bài) 3 4 2 3 5 17
Truyền thanh(tin, bài) 0 0 0 6 3 9
Họp dân 0
Số buổi 70 66 92 39 61 328
Trường học ` 0
Số buổi 6 1 0 1 6 14
Lượt học sinh tham gia 887 312 0 150 1650 2999
T.Truyền lưu động 5 5 5 2 6 18
Quy ước BVR (thôn) 20 10 30
-Ký cam kết BVR (hộ) 263 719 61 1043
-Tranh, ảnh, tờ rơi (tờ) 1800 1510 1900 1030 10000 16240
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Đakrông)
Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm Đakrông, Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Đakrông đã tích cực phối hợp với các Dự án về phát triển lâm nghiệp trên địa bàn để lồng ghép các hoạt động tuyên truyền vào các dự án như: Dự án 661, Dự án sáng kiến hành lang đa dạng sinh học (BCI), dự án VCF, dự án Lâm nghiệp hướng đến người nghèo (PPFP); Dự án Danida; Nghị Quyết 30a. Năm 2008 - 2009, Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với Ban quản lý Dự án 661, Khu BTTN Đakrông triển khai tổ chức họp dân phổ biến Thông tư 52/2008/TT-BNN về trồng rừng thay thế nương rẫy cho các đồng bào miền núi tại chỗ, chính sách hưởng lợi từ dự án này; tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng “đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2012” và Dự án “Đầu tư trồng rừng thay thế nương rẫy cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2011” Dự án bước đầu sẽ được thực hiện thí điểm tại 2 xã Hướng Hiệp và xã Đakrông chương trình này rất được cộng đồng các dân tộc thiểu số của huyện quan tâm. Ngoài ra, năm 2007; năm 2010, Hạt Kiểm lâm cũng đã phối hợp với phòng giáo dục tổ chức 02 cuộc thi “Tìm hiểu về Luật Bảo vệ và phát triển rừng” thu hút hàng ngàn học sinh tham gia và thầy, cô giáo tham gia.
Qua phỏng vấn các cán bộ ở Hạt Kiểm lâm, Cán bộ huyện bên cạnh chú trọng đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền công tác đào đào tạo cán bộ chuyên môn vê công tác này cũng được quan tâm hàng năm được cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền nói chung, công tác QLBVR nói riêng do các chương trình dự án, Chi cục Kiểm lâm tổ chức. Ngay từ
đầu năm Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm xác định công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia QLBVR là một nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, nên công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về QLBVR ngày càng được đẩy mạnh, phương pháp, hình thức và nội dung tuyên truyền từng bước phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi xã nên đã dần dần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác QLBVR. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích họ tích cực tham gia QLBVR, cung cấp những thông tin về các vụ phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, giúp cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đấu tranh, ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Theo số liệu thống kê của Hạt Đakrông, từ năm 2006 đến 2010 hạt được quần chúng nhân dân cung cấp 345 tin báo tố giác, bắt giử xử lý 244 vụ vi phạm, tịch thu 347,969m3 gỗ và 224 kg động vật hoang dã.[16]
Tuy nhiên theo lãnh đạo Hạt Kiểm lâm cho biết công tác tuyên truyền vẫn còn những hạn chế sau:
Công tác tuyên truyền chủ yếu là do Kiểm lâm địa bàn phụ trách chưa được đào tạo nhiều, chưa chuyên sâu về nghiệp vụ nên kỹ năng tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Hầu hết dân cư sống trong rừng và vùng ven rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế, không đồng đều, việc tuyên truyền chủ yếu được thực hiện thông qua các buổi họp thôn/ bản lòng ghép nhiều nội dung do đó việc tiếp thu pháp luật nói chung và pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng nói riêng còn hạn còn hạn chế.
Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về QLBVR có lúc chưa được thực hiện thường xuyên, chưa rải đều trên các vùng dân cư, do vậy, nhận thức về QLBVR của cán bộ, nhân dân có chuyển biến theo hướng tích cực nhưng chưa mạnh, chưa sâu, vẫn còn một số cán bộ, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền về QLBVR trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần được tăng cường và tổ chức thường xuyên hơn, mở rộng đối tượng tuyên truyền, không chỉ tập trung ở các bản, xã còn nhiều rừng mà nên phổ biến sâu rộng trên địa bàn toàn huyện.
4.1.2.2. Ngăn chặn hành vi xâm hại tài nguyên rừng
Trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về công tác QLBVR. Để thực hiện tốt công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng trên địa bàn, hàng năm Hạt Kiểm lâm Đakrông tham mưu cho UBND huyện ban hành nhiều văn bản trong công tác QLBVR, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng, kiểm soát lâm sản trên địa bàn huyện quản lý. Phối hợp với Công an huyện, các chủ rừng lớn trên địa bàn (BQL Khu BTTN Đakrông, khu BTTN đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa Đakrông); chính quyền địa phương các xã thường xuyên tổ chức tuần tra BVR, truy quét các tổ chức cá nhân phá hoại rừng theo Chỉ thị 287/TTg, Chỉ thị 12/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời lập hồ sơ theo dõi để phòng chống tái vi phạm đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nhiều lần. Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm thường xuyên tổ chức, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản, động vật hoang dã và sản phẩm động vật của chúng để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật theo Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Thành lập các tổ liên ngành chốt chặn, kiểm soát tình hình buôn bán, vận chuyễn lâm sản trên tuyến đường Hồ Chí Minh; tuyến Quốc Lộ 9 trước và sau mỗi dịp tết nguyên đán.
Để tham mưu cho UBND xã thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp và hướng dẫn chủ rừng thực hiện tốt công tác tuần tra BVR, Hạt Kiểm lâm đã chú trọng công tác phân công và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của công chức Kiểm lâm địa bàn xã. Mặt khác, thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát lưu động để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, tập trung các vùng trọng điểm của nạn vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng và lực lượng này củng sẽ hổ trợ cho các Kiểm lâm phụ trách địa bàn khi có yêu cầu. Do tổ chức tốt công tác tuần tra QLBVR, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng nên đã góp phần vào việc bảo vệ vốn rừng hiện có trên địa bàn huyện.
Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm Đakrông và Hạt khu BTTN Đakrông, số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện từ năm 2006 – 2010.
Biểu 4.2: Thống kê tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn
Năm
Hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng
Gỗ các loại bị tịch thu (m3) Lâm sản khác bị tịch thu Cháy rừng Tổng số vụ vi phạm Khai thác rừng trái phép Vận chuyển mua bán trái pháp lâm sản Lâm sản vắng chủ (vụ) Mua bán động vật hoang dã trái phép (vụ) Các hình thức khác ( vụ) Động vật và sản phẩm ĐVHD (kg) Dầu re hương (kg) Số vụ Diện tích (Ha) 2006 146 44 1 81 20 0 266,398 376 318,5 0 0 2007 153 30 47 68 8 0 203,245 491,8 12 0 0 2008 167 0 91 51 25 0 272,387 449,7 80 0 0 2009 166 3 96 52 15 0 282,148 379,3 0 1 2,8 2010 123 0 50 50 21 2 216,281 367,5 0 0 0 Tổng 755 77 285 302 89 2 1.240,500 2.064,30 410,5 1 2,8
(Nguồn : Báo cáo vi phạm Hạt Kiểm lâm Đakrông từ năm 2006-2010 )
Từ kết quả trên cho thấy, từ năm 2006 -2010 tình hình vi phạm tuy có chiều hướng tăng, đặc biệt từ năm 2007 đến năm 2009 số vụ vi phạm so với năm 2006 bình quân tăng 16 vụ/ năm, nguyên nhân do trong những năm đó thiên tai mất mùa nên người dân vào rừng khai thác nhiều. Mặt khác lực lượng Kiểm lâm hạt Đakrông đã tăng cường bám sát địa bàn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức nhiều đợt truy quét vào rừng, các vùng trọng điểm về khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép nên đã phát hiện và bắt giữa được nhiều vụ vi phạm lâm luật, hạn chế có hiệu quả các điểm nỗi cộm về việc xâm hại tài nguyên rừng. Mặc dù số vụ tăng nhưng tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn trong thời gian này đã giảm so với các năm trước đây. Năm 2010 số vụ vi phạm so với năm 2006 giảm đi 26 vụ tương ứng với 15,75%, do ở thời gian này, lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, UBND xã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về QLBVR làm cho ý thức, trách nhiệm BVR của
người dân được nâng lên, đồng thời tích cực xây dựng, củng cố lực lượng BVR, trong đó chú trọng việc xây dựng lực lượng làm tai, mắt để cung cấp kịp thời thông tin về các vụ vi phạm lâm luật cho Kiểm lâm và đẩy mạnh công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Tuy nhiên, do giá trị từ lâm sản ngày càng cao, thu nhập của từ khai thác, mua bán lâm sản trái phép cao hơn nhiều so với các nguồn thu nhập khác, do đó số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn cao.
Từ kết quả điều tra cũng cho thấy, những hành vi vi phạm tài nguyên rừng xảy ra trên địa bàn huyện Đakrông chủ yếu là mua bán, vận chuyển trái phép gỗ, loại hành vi này chiếm 49,53%, tổng số vụ vi phạm. Có hiện tượng này là do đời sống của của người dân gần rừng khó khăn, nhu cầu về gỗ trên địa bàn tăng, rừng phân bố sát đường Hồ Chí Minh, khu vực đường ranh giới với nước CHDCND Lào (khu vực cửa khâu La Lay), tuyến đường sông Đakrông (Ba Lòng), tuyến đường Quốc lộ 9 rất thuận lợi cho việc vận chuyển trái phép gỗ, lâm sản trong từ bên ngoài cũng như khu vực nội địa. Hành vi khai thác rừng trái phép...chiếm 10,20%, vi phạm không xác định được chủ sở hữu (chủ yếu đối tượng khai thác rừng trái phép) chiếm 40,00 % tổng số vụ vi phạm phát hiện.
Một số vụ điển hình Hạt kiểm lâm Đakrông phát hiện bắt giữ và xử lý trong 5 năm qua trên địa bàn:
- Ngày 19/5/2006 Tổ Kiểm lâm cơ động hạt phối hợp với chính quyền địa phương xã Hướng Hiệp và tổ thực hiện chỉ thị 12 củ Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị kiểm tra truy quét tại khu vực thôn Pa Loang xã Hướng Hiệp phát hiện và bắt giữ 46 súc gỗ với khối lượng 13,624 m3.. Hạt đã xử lý tịch thu số lâm sản trên sung vào