Các giải pháp về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 113 - 116)

4.4.2.1. Thành lập ban quản lý rừng cấp thôn,bản

Để xây dựng và thành lập BQL rừng của thôn, bản cần thực hiện các bước theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.4: Các bước tiến hành xây dựng ban quản lý rừng thôn, bản và tổ chức thực hiện. BƯỚC 2 : XÁC ĐỊNH RANH GIỚI VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN RỪNG BƯỚC 1 : HỌP THỐNG NHẤT CÁC THÀNH PHẦN BƯỚC 3 : THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG BƯỚC 4 : TRÌNH CẤP CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT BƯỚC 5 : TỔ CHỨC THỰC HIỆN BVR BƯỚC 7 : BỔ SUNG VÀ ĐIỀU CHỈNH QUY CHẾ HÀNG NĂM BƯỚC 6 : THEO DỎI, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

* Cơ cấu tổ chức Ban quản lý rừng

Qua nghiên cứu, tham khảo các mô hình quản lý rừng và thảo luận với lãnh đạo thôn, các tổ chức đoàn thể, chúng tôi đề xuất cơ cấu tổ chức của Ban quản lý rừng của các thôn, bản như sau :

* Ban quản lý rừng thôn

UBND xã thành lập ban quản lý thôn, bao gồm: Đại diện lãnh đạo thôn và các thành viên được cộng đồng bầu, chọn, trong đó có đại diện các tổ chức đoàn thể. Ban quản lý chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã, sự giúp đỡ của nhóm tư vấn, giám sát, sự hỗ trợ, phối hợp của các chủ rừng và tổ chức đoàn thể xã hội và hộ gia đình trong cộng đồng (Sơ đồ 4.5).

* Cơ cấu tổ chức Ban quản lý rừng thôn, bản.

- Gồm có Trưởng Ban, phó trưởng Ban và các thành viên do cộng đồng thôn, bản bầu ra.

- Tổ bảo vệ rừng của cộng đồng

* Thành phần Ban quản lý rừng thôn, bản.

- Trưởng ban quản lý: Lãnh đạo thôn, bản.

- Phó trưởng ban và các thành viên gồm: Lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên trách.

- Tổ BVR thành phần gồm đại diện hộ gia đình, lực lượng dân quân tự vệ, an viên của thôn bản, số lượng của tổ tuần tra khoảng từ 8 -10 người nằm trong BQL rừng của thôn bản và do cộng đồng bản thống nhất bầu ra.

Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ hỗ trợ

Sơ đồ 4.5: Ban quản lý rừng thôn, bản

Ban quản lý rừng thôn, bản Các tổ chuyên trách Nhóm tư vấn, giám sát, hỗ trợ Các chủ rừng, tổ chức đoàn thể xã hội UBND xã

* Nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý.

- Nhiệm vụ:

Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chương trình công tác liên quan đến công tác quản lý BVR trên địa bàn

+ Chỉ đạo các tổ chuyên trách thực hiện các hoạt động QLBVR như tuyên truyền pháp luật BVR, tuần tra BVR;

+ Tổ chức xây dựng quy chế hoạt động, trách nhiệm, quyền lợi và phân chia sản phẩm hưởng lợi từ rừng do quản lý bảo vệ thu được;

+ Huy động vốn, nhân lực để bảo vệ và phát triển vốn rừng. + Lập kế hoạch chi tiêu quỹ bảo vệ và phát triển rừng;

+ Phối hợp với các cộng đồng thôn, bản khác, các tổ chức đoàn thể cộng đồng của xã, thôn, bản thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý rừng.

- Quyền hạn:

+ Được tham gia xử lý các hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng trên địa bàn thôn, bản theo quy ước BVR.

+ Được hợp tác với các cơ quan, đơn vị đầu tư hỗ trợ cho công tác QLBVR trên địa bàn.

+ Được tiếp nhận các khoản tài trợ, hỗ trợ cho công tác QLBVR của các chương trình, Dự án của Chính phủ, phi chính phủ, tỉnh, tổ chức, cá nhân ...

* Nhiệm vụ của các tổ công tác:

- Tổ tuần tra QLBVR:

+ Được sự hướng dẫn của cán bộ Kiểm lâm địa bàn lập kế hoạch tuần tra, truy quét tại các khu rừng trọng điểm về chặt phá, khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản (ít nhất 1lần/ tuần).

+ Phối hợp với Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát lâm sản khi cần thiết và có yêu cầu.

+ Phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, như lấn chiếm rừng, đất rừng, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép.

+ Khi xảy ra cháy rừng, tổ công tác BVR phải có mặt kịp thời để trực tiếp chữa cháy rừng và huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng.

+ Chủ động phối hợp với tổ công tác BVR của thôn, bản khác tổ chức tuần tra bảo vệ đối với những khu rừng giáp ranh giữa các thôn, bản.

- UBND xã:

+ Quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động quản lý, BVR của Ban quản lý rừng thôn, bản.

+ Hỗ trợ về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác quản lý, BVR của Ban quản lý rừng thôn, bản.

+ Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể của xã tăng cường lực lượng hỗ trợ cho Ban quản lý rừng thôn, bản thực hiện việc truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng.

- Nhóm tư vấn, hỗ trợ, giám sát:

* Thành phần :

- Đại diện các cơ quan : Kiểm lâm và một số phòng, Ban của UBND huyện : NN&PTNT, Tài nguyên - Môi trường...

- Nhiệm vụ:

+ Tổ chức tư vấn về khoa học kỷ thuật, các phương pháp đánh giá, tiếp cận và chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; các kỹ năng hoạt động quản lý, giám sát đánh giá, đào tạo nâng cao năng lực của các thành phần tham gia quản lý rừng.

+ Hỗ trợ xây dựng các chuyên đề, đề án, Dự án về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng để thu hút vốn đầu tư của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)