Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 82 - 92)

Chương 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng QLBV Rở huyện Đakrông

4.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng của huyện

4.1.6.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

A. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

* Thuận lợi

Trên địa bàn huyện có 2 trục đường quan trọng đi qua: Quốc lộ 9 – là con đường trên hành lang kinh tế Đông – Tây nối giữa Mianma – Thái Lan – Lào - Việt Nam. Đây là con đường thông thương quan trọng, góp phần chuyên chở hàng hoá thông thương giữa các nước với Thái Bình Dương và là con đường lưu thông chính của huyện với vùng đồng bằng. Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây cũng là một con đường quan trọng, kéo dài từ Bắc vào Nam, từ biên giới Việt - Lào sang vùng nội địa. Là con đường thông thương không những trên địa bàn huyện mà còn mang tầm quốc gia, quốc tế. Đây là lợi thế để phát triển thương mại và giao lưu văn hoá với các huyện, tỉnh và quốc gia trong vùng. Tiềm năng đất đai dành cho phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện còn nhiều, cùng với khí hậu nắng, lắm mưa nhiều, có 2 mùa rõ rệt, thuận lợi cho việc phát triển rừng, đồng thời, tài nguyên rừng trên địa bàn đa dạng về thực vật, phong phú về động vật nên có khả năng thu hút các Dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp, nên công tác BVR ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

- Diện tích rừng tự nhiên ở huyện Đakrông 70.235,3ha chiếm 57,4% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố điều trên địa bàn xã 13 xã, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên phần nào hạn chế được việc chặt phá, khai thác trái phép gỗ, lâm sản khác và lấn chiếm rừng, đất rừng để phục vụ cho các mục đích khác.

- Đất đai và khí hậu khá thuận lợi cho rừng tự nhiên phục hồi và phát triển, cùng với sự thích hợp của các loài cây trồng thông dụng như Thông nhựa, Keo và một số loài cây bản địa như Gụ lau, Sên, Sao đen, huỷnh... các loại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng, phát triển của rừng. Diện tích rừng trồng hằng năm mỗi tăng.

- Trên địa bàn huyện có 2 Khu BTTN Đakrông và khu BTTN Đường Hồ Chí Minh huyền thoại là khu vực rừng có tính đa dạng sinh học cao đã được nhiều nhà khoa học khẳng định nơi đây là nơi phát hiện và còn lưu giử rất nhiều nguồn gen động, thực vật quí hiếm đại diện cho vùng trung Trường Sơn.

* Khó khăn

- Địa hình huyện Đakrông với nhiều đồi núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, rừng cùa huyện chủ yếu xa khu dân cư, do vậy gây cản trở lớn cho các hoạt động phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng trên địa bàn Rừng phân bố ở xa khu dân cư, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, do vậy gây cản trở lớn cho các hoạt động phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng trên địa bàn.

- Vùng rừng tự nhiên nằm ở các vùng giáp ranh giới các huyện Hướng Hóa, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng; Huyện A Lưới và huyện Phong Điền tỉnh Thừa thiên Huế nên rất khó kiểm soát, do đó nạn chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép thường xuyên xảy ra, làm cho diện tích, chất lượng rừng giàu, trung bình ngày càng giảm sút nghiêm trọng.

- Tài nguyên về thực vật rừng, động vật rừng phong phú, với nhiều loài quý hiếm, như: Lim xanh, Gụ lau, Trầm hương, Bò tót, Gấu ngựa, Gà lôi lam mào trắng nên được sự quan tâm rất lớn của các đối tượng khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép.

B. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội

* Thuận lợi

- Huyện Đakrông là một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện như hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, trạm y tế, công trình phúc lợi, công trình văn hóa công cộng được nâng cấp, các chương trình dự án của tỉnh, của chính phủ như: 134, 135, nằm trong 61 huyện nghèo của cả nước, theo nghị Quyết 30a... Các dự án của các tổ chức phi chính phủ như: PLEN, Dự án giảm nghèo... đã được triển khai và thực hiện tốt đem lại hiệu

quả thiết thực nên đời sống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được nâng cao, nhận thức về tầm quan trọng của rừng của người dân được nâng lên rõ rệt do đó đã phần nào hạn chế việc xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Ngoài các chương trình dự án hỗ trợ về mặt an sinh xã hội nêu trên còn có các dự án về phát triển lâm nghiệp như: Dự án 661, dự án lâm nghiệp cộng đồng, dự án Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học BCI, Dự án lâm nghiệp hướng đến người nghèo PPFP, dự án DANIDA, dự án VCF do đó công tác QLBVR đã được quan tâm thực hiện.

- Trách nhiệm về quản lý bảo vệ rừng của UBND các cấp cũng được Nhà nước ban hành, các cơ quan ban ngành liên quan và ý thức chấp hành pháp luật trong đó có Luật Bảo vệ và Phát triển rừng của người dân được nâng cao thông qua các hoạt động truyền thông, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia QLBVR, tố giác hành vi vi phạm Lâm luật cho các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời, do vậy, công tác QLBVR trên địa bàn huyện ngày càng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hơn.

* Khó khăn

- Đời sống của người dân còn khó khăn, thu nhập thấp nhất là đối với người dân sống trong rừng, gần rừng, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ chưa đáp ứng được việc làm, lao động nhàn rỗi trong dân còn nhiều. Do vậy, họ thường xuyên vào rừng khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

- Hiện nay trong một số bộ phận dân xuất hiện phong trào làm nhà sàn, nhu cầu sử dụng lâm sản của người dân và thị trường ngày càng cao, đây cũng là nguyên nhân rừng bị chặt phá, khai thác trái phép.

- Ý thức chấp hành pháp luật về BVR đã có nhiều chuyển biến tích cực trong cán bộ, nhân dân nhưng chưa mạnh, chưa sâu, cùng với nhu cầu sử dụng lâm sản của người dân và thị trường ngày càng cao nên rừng vẫn bị chặt phá, khai thác trái phép.

- Mật độ dân số phân bố không đồng đều trên toàn địa bàn, cơ cấu lao động còn chưa phù hợp với tình hình địa phương, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Đây cũng là những thách thức trong việc tổ chức phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, quản lý rừng, nhất là côn tác QLBVR và PCCCR.

4.1.6.2. Phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng liên quan đến công tác QLBVR

Theo từ điển Tiếng Việt (1992), phong tục là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo. Theo Bách khoa toàn thư mở, phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.

Tập quán là những thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo.

Kiến thức và thể chế bản địa là những luật tục, luật lệ, hương ước của cộng đồng, là những nguyên tắc, quy tắc xử sự trong cộng đồng, thể hiện ý chí của cộng đồng hoặc người có uy tín trong cộng đồng, nó được các người dân trong cộng đồng chấp thuận xây dựng lên và thực hiện nghiêm túc.

Theo Fisher (1973), thể chế bản địa là tổng hợp những quy định và ứng xử tồn tại qua thời gian, nhằm phục vụ các mục tiêu của tập thể.

Kiến thức bản địa là những hiểu biết truyền thống đặc trưng tồn tại trong một điều kiện riêng biệt của cả giới nam và nữ trong một vùng địa lý riêng biệt nào đó. Sự phát triển hệ thống kiến thức bản địa bao trùm mọi khía cạnh cuộc sống, trong đó, bao gồm cả lĩnh vực quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nó là vấn đề tồn tại của con người ở từng địa phương .

Qua kết quả nghiên cứu điểm ở bản Tà Lang, xã Hải Phúc với 100% cộng đồng dân tộc Vân Kiều; Bản Ăng công, xã A.Ngo với 100% cộng đồng dân tộc Pacô chúng tôi thấy rằng, trong quá trình lao động, sản xuất đã được lưu truyền qua

nhiều thế hệ bằng hình thức truyền miệng, nhưng vẫn giữ được bản sắc và đã hình thành một kho tàng phong tục, tập quán, kiến thức bản địa nói chung, về quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng nói riêng.

A. Canh tác nương rẫy

Sản xuất nương rẫy là loại hình canh tác phổ biến của cộng đồng người dân tộc Vân Kiều, Pacô. Từ bao đời nay, người Vân Kiều, Pacô đã quen với việc phát, đốt nương làm rẫy với quy trình “phát, đốt, cốt, trỉa” để sản xuất lương thực phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Qua điều tra ở cộng đồng dân tộc người Vân Kiều, Pacô sản lượng lương thực thu được qua sản xuất nương rẫy đáp ứng từ 50-70% nhu cầu lương thực trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thông thường, thời gian phát nương tập trung diễn ra từ tháng 5-8, sau khi phát xong, thực bì được rải đều và đốt trắng, theo phương pháp đốt này thì khả năng trừ cỏ dại cao, lượng tro được tạo ra sau khi đốt được rải đều trên mặt đất, sẻ cung cấp đều dinh dưỡng cho cây trồng, năng suất cao. Khi đốt thực bì để sản xuất nương rẫy, người dân luôn có ý thức PCCCR, như đốt theo chiều gió, đốt từ trên cao xuống, một số người tạo giải phân cách để đề phòng khả năng lửa cháy lan vào rừng.

* Đối tượng người dân tô ̣c canh tác nương rẫy.

Theo kết quả điều tra thực đi ̣a ta ̣i 3 xã – nơi có 3 dân tô ̣c chủ yếu sinh sống: Kinh, Vân Kiều và Pacô thì 100% người Vân Kiều, Pacô tham gia nương rẫy. Qua kết quả phỏng vấn cán bô ̣ nông nghiệp xã Hải Phúc và A.Ngo thì khoảng 92% hộ nghèo canh tác nương rẫy và 8% tham gia các hoa ̣t đô ̣ng sản xuất khác như buôn bán, làm nghề tự do.

* Giớ i trong canh tác nương rẫy.

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nương rẫy, từ công việc trỉa hạt, làm cỏ, thu hoạch cũng như tuốt, giã lúa. Quy trình canh tác cây lúa liên quan đến một loạt các nghi lễ gia đình, tạo thành một chu kỳ nghi lễ từ khi trồng đến khi thu hoạch. Cho đến nay, phụ nữ là người giữ vai trò chính trong các nghi lễ này. Người phụ nữ lớn tuổi trong nhà thường là người cất giữ và bảo quản thóc lúa trong gia đình. Phụ nữ cũng là người giám sát việc gieo trồng, chăm bón và thu hoạch, chủ sự

trong các nghi thức liên quan đến cây lúa. Chính vì vậy, có thể nói phụ nữ là người canh tác lúa rẫy. Và canh tác lúa rẫy cũng trở thành cơ sở cho việc hình thành bản sắc người phụ nữ dân tộc Vân kiều, Pacô trong khu vực. Nikolas Arhem, Nguyễn Thị Thanh Bình, (2006)[22].

B. Khai thác gỗ, lâm sản để phục vụ cuộc sống

Qua khảo sát điều tra tại thôn Tà Lang, xã Hải Phúc, thôn Ă.Công, xã A.Ngo, thôn NaNẫm xã Triệu Nguyên, chúng tôi thấy rằng, 95 % số hộ gia đình người đều sử dụng vật liệu làm nhà, chuồng trại gia súc là các sản phẩm lấy từ rừng. Người Vân Kiều, Pacô thì nhu cầu sử dụng củi đun để sưởi ấm là rất lớn người kinh, trung bình mỗi năm một hộ gia khai thác từ rừng 1,5- 2,5 m3 gỗ, 12-25 ster củi để nấu nướng, sưởi ấm. Còn đối với người Kinh họ sử dụng gỗ và các sản phẩm từ rừng nhiều hơn nhưng sử dụng củi thì ít hơn. Trung bình mỗi năm một hộ gia khai thác từ rừng 1,5- 2,5 m3 gỗ, 10-20 ster củi có gia đình đã xây được hầm khí Bioga để thay cho nhiên liệu là củi. Đây là một khó khăn đối với việc QLBVR trên địa bàn.

4.2.2.3. Săn, bẫy động vật

Săn bẫy bắt động vật rừng là một tập quán lâu đời của người dân tộc Vân Kiều, Pacô. Hiện nay, hoạt động này vẫn đang phổ biến trên diện rộng, không những chỉ người dân tộc Vân Kiều và Pacô tham gia mà còn người dân tộc Kinh ở trong địa phương, ngoài địa phương tham gia săn bẫy bắt các loại động vật rừng. Qua thu thập tại Hạt Kiểm lâm Đakrông và Khu BTTN Đakrông, từ năm 2006 đến năm 2010, trung bình mỗi năm, Hạt tổ chức truy quét tháo dỡ được từ 1000-3000 cái bẫy động vật, phá hủy từ 90-100 lán trại dựng trái phép trong rừng để săn bắt động vật rừng. Đây là mối đe dọa lớn đối với động vật hoang dã sống trên địa bàn. Người dân sẻ săn bẫy bắt tất cả các loại động vật nếu có cơ hội và thời gian săn bắt các loại động vật diễn ra quanh năm. Tuy nhiên, thời gian săn bắt diễn ra mạnh là vào mùa nông nhàn và đầu mùa mưa (khi các loại động vật rừng hoạt động mạnh). Động vật rừng săn bắt được có thể được sử dụng làm thực phẩm cho gia đình hoặc đem bán để tăng thu nhập cải thiện cuộc sống.

Qua tìm hiểu trong cộng đồng thôn Tà Lang xã Hải Phúc; thôn Ăng Công xã A.Ngo hằng năm, người dân trong thôn săn bắt được 7-9 con heo rừng, 4-8 con Nhím, 3- 6 con Mang và rất nhiều Gà rừng và Rắn các loại. Ngày nay, động vật săn bắt được không còn chia đều cho người dân trong thôn nữa, do những loài động vật săn bắt được thường bán ngay cho các tư thương ở đồng bằng lên.

Theo lãnh đạo UBND xã Hải Phúc, A.Ngo, Trệu Nguyên và cán bộ Hạt Kiểm lâm thì không thể tính hết được số lượng các loại động vật bị săn bẫy bắt hằng năm trên địa bàn vì hoạt động săn bắt động vật rừng bị cấm và nếu phát hiện bị xử lý nghiêm nên người dân săn bắt lén lút, và bưng bít thông tin. Hiện nay, nhu cầu thị trường về động vật và sản phẩm của chúng là rất lớn, do vậy, hoạt động săn bẫy bắt động vật rừng là sức ép rất lớn đến tài nguyên rừng trên địa bàn huyện.

C. Ý thức bảo vệ rừng thiêng, rừng ma

Các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Vân Kiều, Pacô ở địa bàn huyện Đakrông trước đây đã tồn tại một hình thức QLBVR dựa vào phong tục và tín ngưỡng. Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pacô có phong tục sợ ma nhà nên rất tích cực bảo vệ các khu rừng chôn cất người chết, các khu vực nghĩa địa này thường là các khu rừng mà không một ai trong thôn được phép xâm phạm và nó trở thành khu “rừng thiêng”. Người dân trong cộng đồng thôn cho rằng, ma rừng luôn ngự trị trên các khu rừng rộng lớn, nên, một số diện tích rừng có nhiều cây gỗ lớn được coi là “rừng thiêng” được người dân trong cộng đồng bảo vệ để làm nơi thờ cúng ma rừng để ma rừng không làm hại người và gia súc. Người dân trong thôn sợ không dám chặt cây rừng, khai thác lâm sản phụ hoặc săn bắt động vật trong những khu rừng này. Họ cho rằng, nếu người nào vi phạm sẻ bị ma rừng làm cho ốm chết. Hiện nay,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)