Sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 45)

Chương 2 :ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI

2.1. Tình hình chung trên địa bàn nghiên cứu

2.1.5. Sản xuất lâm nghiệp

Trong những năm qua, công tác phát triển rừng ngày càng được chú trọng, các Dự án trồng rừng được triển khai thực hiện trên địa bàn, như dự án Dự án 661, Dự án trồng rừng 327; Dự án Ribich, làm cho diện tích rừng trồng tăng nhanh. Công tác BVR đã được quan tâm thực hiện, do lực lượng chuyên trách ít, trang thiết bị phục vụ cho công việc vừa thiếu, lại yếu, một số chủ rừng là các chủ đầu tư thuộc các dự án, chính quyền cấp xã chưa thực sự quan tâm đến công tác QLBVR, nên rừng, đất rừng vẫn bị lấn chiếm, chặt phá, khai thác trái phép.

Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản trên địa bàn chưa phát triển, hiện tại trên địa bàn có 44 cơ sở chế biến gỗ thủ cơng với cơng suất 2.500 m3 /năm, trong đó, nguồn nguyên liệu là gỗ từ rừng tự nhiên là 1.500 m3/năm, rừng trồng là 1.000 m3/năm, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu trên địa bàn.

Năm 2005, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 5.943 triệu đồng.

Nhìn chung sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn đã góp một phần vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn chiếm tỷ lệ cao, nhưng ngành sản xuất lâm nghiệp chưa phát triển ngang tầm với những tiềm năng sẵn có, chưa trở thành một ngành sản xuất chính của địa phương. Nguyên nhân chính của vấn đề trên là là hầu hết diện tích đất lâm nghiệp chưa sử dụng thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, diện tích tích rừng chủ yếu thuộc 2 khu BTTN Đakrrơng, khu BTTN đường Hồ Chí Minh huyền thoại và BQL rừng phịng hộ Hướng Hóa - Đakrơng, số diện tích cịn lại xa khu dân cư, đường sá đi lại khó khăn, mặt khác đời sống của người dân sống trong rừng, gần rừng cịn khó khăn, thu nhập thấp, trong lúc đó, các chính sách hỗ trợ phát triển sản suất lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, như vốn đầu tư cho trồng mới, khoanh ni QLBVR cịn ít, thiếu tập trung, cơng tác giao đất, giao rừng triển khai chậm, công

tác QLBVR chưa được đầu tư, thực hiện đúng mức, đồng thời nhu cầu về gỗ, động vật rừng, lâm sản khác trên thị trường tăng cao, người dân trong cơng đồng thơn có thói quen là sử dụng gỗ để làm nhà, chuồng trại gia súc, lâm sản khác để phục vụ cuộc sống hàng ngày và việc chặt phá rừng, lấn chiếm rừng, đất rừng để làm nương rẫy, trồng cây công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)