Chương 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng QLBV Rở huyện Đakrông
4.1.4. Những nguy cơ và thách thức trong công tác QLBVR
Biểu 4.4: Những nguy cơ và thách thức trong QLBVR trên địa bàn Nguy cơ và thách thức Mức độ Mối đe doạ
Phạm vi ranh giới 10 Mục 4.1.4.1
Gia tăng dân số 8 Mục 4.1.4.2.
Trồng cây lương thực (Sắn) 9 Mục 4.1.4.2.
Cháy rừng 9 Mục 4.1.4.3.
Trình độ dân trí thấp nên hạn chế trong nhận thức về văn
bản pháp luật QLBVR 10
Mục 4.1.4.4.
Một số chủ rừng và chính quyền xã thực hiện việc
QLBVR chưa thực sự tốt 10 Mục 4.1.4.5.
Hoạt động của Kiểm lâm còn hạn chế 8 Mục 4.1.4.6.
Khai thác gỗ, lâm sản, lấn chiếm sử dụng đất rừng sản
xuất nông nghiệp; Săn bẫy bắt động vật hoang dã 10
Mục 4.1.4.7.
(Ghi chú: Mức độ đe doạ được cho điểm từ 1 đến 10)
Từ kết quả biểu 4.4 cho thấy rằng, nguy cơ và thách thức trong công tác QLBVR là rất lớn, tập trung vào một số điểm chính sau:
4.1.4.1. Về phạm vi ranh giới
Hầu hết diện tích rừng tự nhiên còn trữ lượng lớn, có nhiều loài gỗ quý và tính đa dạng sinh học cao nằm ở những nơi địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi khe suối, giao thông đi lại khó khăn, tiếp giáp với nhiều huyện, tỉnh ( TT Huế) do vậy, để QLBVR ở vùng này thì phải có nhân lực, vật lực và thời gian thực hiện mới có hiệu quả. Tuy nhiên diện tích rừng có trữ lượng khá lớn của huyện chủ yếu nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu BTTN Đakrông và một số ít nằm trong khu BTTNbĐường Hồ Chí Minh huyền thoại. Ranh giới của Khu bảo tồn và khu vực rừng của cộng đồng dân cư còn chưa rõ ràng, chưa có biển báo, mốc giới. Nên tiềm ảnh nguy cơ việc xâm lấn vào khu vực rừng của Khu bảo tồn còn ở mức cao.
Từ năm 2006 - 2010, tổ liên ngành gồm Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Chính quyền địa phương đã tổ chức được 18 đợt truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, với 283 lượt người tham gia, trung bình 4 ngày/đợt, đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 17 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu hơn 34,454m3 gỗ, tháo dỡ 429 bẩy bắt động vật rừng, phá hủy 28 lán trại và đẩy đuổi 28 người hoạt động trái phép ra khỏi rừng.
4.1.4.2. Trồng Sắn, tăng dân số
Tỷ lệ tăng dân số 1,7% trên địa bàn huyện vẫn còn ở mức độ cao, do vậy nhu cầu đất để ở, sản xuất nông, lâm nghiệp ngày càng tăng, những năm gần đây đặc biệt từ năm 2009 đến nay Sắn xuất khẩu qua Trung Quốc nên giá Sắn trên thị trường tăng cao, thời gian và chi phí đầu tư cho trồng Sắn phù hợp với điều kiện của cộng đồng dân cư thôn, bản trong khi đó thu nhập 25 - 30 triệu đồng trên 1 ha. Việc lấn chiếm rừng, đất rừng để trồng Sắn diễn ra phức tạp. Qua điều tra cán bộ Hạt Kiểm lâm, hầu hết diện tích rừng bị phá đều sử dụng để trồng Sắn và sản xuất nương rẫy.
4.1.4.3.Nạn cháy rừng
Rừng của huyện Đakrông chủ yếu là rừng tự nhiên. Từ năm 2006 đến nay trên địa bàn huyện chỉ xảy ra 1 vụ cháy rừng trồng với diện tích 2,8 ha [16]. Tuy nhiên trong thời gian gần đây tình hình thời tiết diễn biến phức tạp ở một số địa phương trong nước đã xảy ra các vụ cháy rừng lớn, nghiên trọng. Đặc biệt ở Quảng Trị nói chung, Đakrông nói về mùa hè, nhiệt độ cao, gió Tây Nam thổi mạnh rừng ở xa khu dân cư, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, không kiểm soát hết lượng người hoạt động trong rừng, nguy cơ cháy rừng xảy ra rất lớn.
4.1.4.4. Trình độ dân trí thấp
Trình độ dân trí trên địa bàn thấp lại không đồng đều, nhất là người dân tộc Vân Kiều, Pacô tỷ lệ mù chữ 85%, lại ở vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện giao lưu về văn hoá, mở mang hiểu biết, nên họ ít hiểu biết về các quy định pháp luật về QLBVR, do vậy, họ vẫn xâm hại trái phép tài nguyên rừng, Theo cán bộ Hạt Kiểm lâm Đakrông, trong 755 vụ vi phạm lâm luật bị phát hiện bắt giữ, có hơn 62% đối tượng vi phạm là người mù chữ hoặc không hiểu quy định của pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng.
Lợi dụng dân trí thấp của cộng đồng dân cư thôn, bản trong vùng gần rừng và trong rừng, gần đây trên địa bàn các xã Tà Long, Đakrông, Tà Rụt đã xuất hiện một số đối tượng tổ chức truyền đạo trái phép như Đạo tin lành, Thiên chúa giáo, gây không ít khó khăn cho các cấp, các ngành địa phương trong công tác quản lý an ninh, trật tự an toàn xã hội ở các vùng gần rừng và trong rừng.
4.1.4.5. Một số chủ rừng và UBND xã phối hợp thực hiện chưa tốt việc QLBVR
Để bảo vệ được nguyên vẹn tài nguyên rừng thì phải bảo vệ tận gốc, điều này được thực hiện tốt bởi sự vào cuộc của chính quyền địa phương UBND xã và trách nhiệm thực sự của chủ rừng; Vì chủ rừng và UBND xã là lực lượng nắm rõ tình trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích được giao. Bên cạnh đó có đủ lực lượng QLBVR chuyên trách và các tổ đội quần chúng BVR. Tuy nhiên, một số chủ rừng, UBND xã chưa quan tâm đến công tác QLBVR, chưa nắm được tình hình, đối tượng vi phạm, chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn. Điều này được thể hiện, là năm 2006 khoảng 15 ha rừng tự nhiên trên địa bàn xã Triệu Nguyên đã bị chặt phá, khai thác, lấn chiếm trái phép.
4.1.4.6. Hoạt động của Kiểm lâm còn hạn chế
Hạt Kiểm lâm được biên chế 16 CBCC, bộ phận văn phòng Hạt với 06 CBCC, chủ yếu làm công tác gián tiếp và 3 Trạm Kiểm lâm Đakrông, LaLay, Ba Lòng với 10 CBCC được phân công phụ trách địa bàn 14 xã, thị trấn, do biên chế còn thiếu có CCKL phụ trách 1đến 2 xã, đây là bộ phận trực tiếp làm công tác liên
quan đến BVR. Với số lượng CBCC ít, thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, trang thiết bị phục vụ cho công tác lại còn thiếu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tất cả CBCC đều dùng xe máy, điện thoại cá nhân. Đây là một thách thức rất lớn đối với việc BVR trên địa bàn huyện.[16]
4.1.4.7. Khai thác gỗ, lâm sản, săn bẫy bắt động vật rừng, nạn cháy rừng
Huyện Đakrông có trên 3/4 dân số sống ở vùng gần rừng và trong rừng, người dân không chỉ lấn chiếm đất rừng trái phép, phá rừng làm nương rẫy để sản xuất nông nghiệp mà còn khai thác gỗ, săn bẫy bắt động vật rừng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.