Giải pháp về đào tạo tập huấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 116 - 118)

Người dân trong cộng đồng thôn, bản nhận thức của họ còn hạn chế về nhiều lĩnh vực nói chung, các lĩnh vực về lâm nghiệp nói riêng như: Tiếp cận và nắm bắt được các chính sách về lâm nghiệp, các quy định của Pháp luật về QLBVR, nghiệp vụ về tuần tra BVR, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Nhằm không ngừng nâng cao năng lực về nhận thức cũng như hoạt động QLBVR của các thành phần tham gia Ban quản lý rừng, cũng như các tổ chức đoàn

thể, người dân trong cộng đồng dân cư thôn, bản là việc làm hết sức cần thiết, quan trọng, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong tổ chức thực hiện các giải pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng.

Để thực hiện tốt công tác QLBVR trên địa bàn cần các yếu tố đặt ra nhằm đáp ứng được tình hình mới hiện nay, chúng tôi đề xuất đào tạo, tập huấn một số nội dung như sau :

4.4.3.1. Về chính sách

- Các quy định của Nhà nước về chính sách giao đất lâm nghiệp, giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản quản lý, bảo vệ, phát triển rừng (đối tượng giao, định mức giao, thời hạn giao...); Quy chế hưởng lợi sau khi nhận rừng; quy chế quản lý bảo vệ rừng; Chính sách chi trả dịch vụ từ môi trường rừng.

- Về hỗ trợ kinh phí cho người dân, cộng đồng thực hiện công tác QLBVR, phát triển rừng (khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng...)

- Các quy định, thủ tục hưởng lợi từ rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản được giao đất lâm nghiệp, giao rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và phát triển.

- Các quy định khác liên quan đến bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn.

4.4.3.2. Về luật pháp

- Danh mục các thực vật rừng, động vật rừng và lâm sản khác được phép khai thác, sử dụng, các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm cần phải bảo vệ có trong địa bàn.

- Các hành vi nghiêm cấm theo quy định Luật bảo vệ và Phát triển rừng. - Các hành vi nghiêm cấm theo luật Đa dạng sinh học

- Quản lý trại nuôi sinh trưởng/sinh sản động vật hoang dã

- Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn, bản được giao rừng.

- Trách nhiệm quản lý, BVR và đất lâm nghiệp của UBND các cấp và các cơ quan chức năng.

- Các quy định khác của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ, phát triển rừng, quy định về PCCCR trên địa bàn.

4.4.3.3. Về nghiệp vụ

- Đào tạo cho các cán bộ chủ chốt của cộng đồng, Ban quản lý rừng, tổ tuần tra bảo vệ rừng về Các kỷ năng, phương pháp truyền thông, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.

- Kỹ năng sử dụng một số trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng như: Máy định vị GPS, hệ thống thông tin liên lạc, máy ảnh, óng nhòm và một số dụng cụ chữa cháy như: máy thổi gió, bàn dập lữa...; Kỹ năng đọc bản đồ để xác định ranh giới lô rừng và một kỹ kiến thức lâm sinh học như: tính toán sơ bộ thể tích cây đứng, trữ lượng gỗ trong lô, lượng tăng trưởng thường xuyên hằng năm...

- Kỹ năng làm việc theo nhóm và một số nghiệp vụ khác liên quan đến quản lý bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn.

- Nghiệp vụ tuần tra BVR, kiểm tra kiểm soát lâm sản, trình tự thủ tục xử phạt hoặc chuyển giao đối với các hành vi vi phạm lâm luật.

- Nghiệp vụ về thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)