Những thuận lợi, hạn chế trong công tác QLBVR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 69 - 72)

Chương 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng QLBV Rở huyện Đakrông

4.1.3. Những thuận lợi, hạn chế trong công tác QLBVR

dụng phương pháp phân tích tổng hợp để xác định những thuận lợi, hạn chế, nguy cơ thách thức và rút ra những nguyên nhân tồn tại trong công tác QLBVR của huyện thu được các kết quả như sau:

4.1.3.1. Thuận lợi

- Trong những năm trở lại đây công tác QLBVR ngày càng được quan tâm hơn. Có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân, làm giảm sức ép đến tài nguyên rừng, cũng như về công tác QLBVR, đó là: quy định trách nhiệm của chính chính quyền các cấp và chủ rừng về quản lý rừng và đất lâm nghiệp; Quy định trách nhiệm CBCC Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã…. các chỉ thị về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách về giao rừng, cho thuê rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ.

- Công tác xã hội hóa nghề rừng trong những năm gần đây ngày càng được quan tâm chú trọng có thiên hướng nhiều hơn về cộng đồng, dân cư, thôn, bản.

- Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật QLBVR bằng nhiều hình thức khác nhau mà ý thức, trách nhiệm QLBVR của người dân ngày càng được nâng cao.

- Lực lượng Kiểm lâm đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

- Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, trang thiết bị, chính sách đãi ngộ cho lực lượng làm công tác QLBVR, trong đó có lực lượng Kiểm lâm được đổi mới theo hướng tích cực.

- Việc thực hiện công tác PCCCR và phòng trừ sinh vật gây hại rừng của UBND xã, chủ rừng đã có những chuyển biến tích cực.

- Ý thức trách nhiệm của các chủ rừng trong thực hiện công tác PCCCR đã từng bước được nâng cao.

4.1.3.2. Hạn chế

- Một số Chính quyền cấp xã, chủ đầu tư chưa thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của đối với công tác QLBVR, nhất là diện tích rừng chưa giao; hai là chưa

sâu sát cơ sở, việc quản lý rừng tận gốc chưa chú trọng, kiểm tra, xử lý còn e dè, nể nang, thiếu cương quyết trong xử lý vi phạm, việc phối kết hợp giữa các ngành trong xã còn yếu, thiếu đồng bộ, chưa gắn trách nhiệm đối với chính quyền cơ sở, khi để mất rừng chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm nên vẫn còn phá rừng làm nương, xâm canh, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra trên địa bàn quản lý.

- Tranh chấp đất đai giữa các xã trong huyện với nhau, giữa các xã ở những vùng giáp danh huyện khác chưa được xem xét, giải quyết dứt điểm, triệt để.

- Công tác tuyên truyền các chính sách Pháp luật về QLBVR, một số địa bàn chưa thực hiện đúng mục tiêu và ý nghĩa của nó.

- Kinh phí dành cho công tác QLBVR của chủ rừng và UBND xã còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

- Trang thiết bị phục vụ cho công tác QLBVR chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và chế độ đãi ngộ cho lực lượng làm công tác QLBVR, PCCCR còn nhiều hạn chế.

4.1.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Chính quyền cấp huyện và một vài cơ quan liên quan chưa có biện pháp hữu hiệu để chỉ đạo Chính quyền các xã thực hiện tốt trách nhiệm quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245/1998/QĐ - TTg.

- Công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư phát triển, BVR còn chậm và chưa có chính sách hấp dẫn để thu hút, khuyến khích cộng đồng dân cư thôn, bản tham gia nhận rừng bảo vệ.

- Trình độ dân trí của cộng đồng dân cư thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa còn thấp, họ chưa hiểu hết vai trò, tác dụng của rừng đối với cuộc sống, tác hại của nạn chặt phá, khai thác rừng, nên họ vẫn xâm hại tài nguyên rừng trái phép.

- Đời sống của cộng đồng dân cư, nhất là dân tộc thiểu số gắn bó với rừng, họ có thu nhập thấp, lao động nhàn rỗi còn nhiều, cùng với thói quen sử dụng sản phẩm từ rừng, nên họ thường vào rừng khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt động vật rừng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

- Công tác QLBVR trên bàn huyện còn mang nặng tính hành chính, pháp chế, chưa lôi cuốn được cộng đồng tham gia QLBVR, nên rừng vẫn bị xâm hại trái phép với bằng các hành vi khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)