Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 45)

Trên địa bàn có 208 cơ sở sản xuất thực phẩm đồ uống, khai thác cát, sạn, Rèn, may mặc, mộc dân dụng, cưa xẻ gỗ thu hút 261 lao động tham gia, giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 10.558,0 triệu đồng.

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng góp phần cải thiện đời sống cho người dân ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đakrông

- Xác định được vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng

- Đưa ra được một số giải pháp quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả trên cơ sở cộng đồng

3.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.3.1. Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn huyện Đakrông 3.3.2. Đối tượng nghiên cứu 3.3.2. Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu về các bên liên quan đến QLBVR, tiềm năng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư thôn, bản và mối quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác QLBVR trên địa bàn huyện Đakrông.

3.4. Nội dung nghiên cứu

1) Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng của huyện - Các tổ chức quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện

- Kết quả quản lý, bảo vệ rừng trong 5 năm qua - Những thuận lợi và hạn chế trong công tác QLBVR 2) Phân tích các bên liên quan đến QLBVR

- Phân tích mối quan tâm của các bên liên quan - Vai trò của các bên liên quan

3) Vai trò của cộng đồng thôn, bản đối với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng

- Sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng - Sử dụng đất rừng để chăn thả gia súc

- Kiến thức bản địa và thể chế của cộng đồng dân cư trong QLBVR 4) Đề xuất một số giải pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng

- Các giải pháp về Chính sách - Các giải pháp về tổ chức - Giải pháp về đào tạo tập huấn

- Giải pháp về tuyên truyền giáo dục pháp luật BVR và xoá bỏ dần những tập quán không có lợi cho công tác BVR

- Giải pháp về PCCCR

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp luận

Rừng là một thực thể sinh vật và là một bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội vì sự tồn tại và phát triển của rừng gắn chặt với các hoạt động kinh tế của con người, sự tồn tại và phát triển của rừng phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động của con người. Hoạt động của con người theo hướng bảo vệ, phát triển hay tàn phá rừng luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội, như nhận thức về vai trò, tác dụng của rừng, ý thức chấp hành luật pháp của Nhà nước về QLBVR, trách nhiệm của cộng đồng, chuyên môn, nghiệp vụ, phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa về QLBVR.

Hiệu quả của các hoạt động QLBVR cũng phụ thuộc vào những vấn đề thể chế và chính sách của Nhà nước: Như chính sách QLBVR, chính sách giao đất, giao rừng, chính sách hưởng lợi từ rừng. Hiệu quả QLBVR còn phụ thuộc vào sự hiện diện và quan tâm của tổ chức đoàn thể trong cộng đồng, của các đối tác và quy định của cộng đồng trong QLBVR. Các thành phần này hỗ trợ các cơ quan chức năng liên quan trong việc tuyên truyền vận động người dân, động viên và giám sát lẫn nhau trong việc thức hiện chính sách về QLBVR. Tổ chức và phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa cộng đồng sẻ gắn kết các thành viên đơn lẻ thành lực lượng đủ sức mạnh thực hiện những chương trình, kế hoạch QLBVR vì quyền lợi

của các thành viên và cộng đồng. Bởi vì, rừng liên quan đến các yếu tố xã hội nên có thể QLBVR bằng tác động vào những yếu tố xã hội. Đây là lý do vì sao trong đề tài này, việc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến QLBVR là một nội dung quan trọng.

Lý thuyết về bảo vệ và phát triển bền vững cũng được xem là một cơ sở quan trọng của luận văn. Lý thuyết nghiên cứu phát triển sẽ được áp dụng trong quá trình thực hiện luận văn. Vì đề tài nghiên cứu hướng vào xây dựng những giải pháp bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng vì sự phát triển của địa phương và đất nước, nên nó được thực hiện theo trình tự lô gíc chung của nghiên cứu phát triển, đó là phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLBVR, những thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, thách thức, đồng thời, xác định tiềm năng của cộng đồng trong việc QLBVR, cùng với pháp luật, chính sách về QLBVR cộng đồng để đề xuất những giải pháp QLBVR có hiệu quả trên cơ sở cộng đồng. Do vậy, đây là câu trả lời vì sao trong đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia, một trong những phương pháp chủ đạo của những nghiên cứu phát triển hiện nay.

3.5.2. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa có chọn lọc những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn của khu vực nghiên cứu.

- Kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học về QLBVR trên cơ sở cộng đồng.

- Các tài liệu từ cơ quan chuyên ngành như: Quy hoạch sử dụng đất của huyện, số liệu giao đất - giao rừng tỉnh Quảng Trị, Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2002-2010 và định hướng phát triển đến năm 2020, Dự án bảo vệ và phát triển rừng 661 tỉnh Quảng Trị, Dự án đầu tư trồng rừng thay thế trên đất nương rẫy cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2012; vốn hỗ trợ khoanh khoán, bảo vệ rừng của sự nghiệp Kiểm lâm…

3.5.3. Phương pháp điều tra thực địa

3.5.3.1.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Theo Donova (1997), tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: Thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình. Căn cứ vào các tiêu chuẩn của Donovan và yêu cầu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra những tiêu chuẩn sau để chọn điểm nghiên cứu

- Người dân trong xã có các hoạt động tác động vào nguyên rừng, như đất canh tác nông nghiệp, khai thác gổ, củi, lâm sản ngoài gỗ ( thực vật rừng, động vật rừng) và các tài nguyên khác của rừng.

- Có các dân tộc ít người đang sinh sống.

- Có vị trí quan trọng trong QLBVR và gần rừng.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn trên, các xã Triệu Nguyên, Hải Phúc, A.Ngo được chọn làm điểm nghiên cứu. Chọn một thôn người kinh/ xã; một thôn, bản/ xã người Vân Kiều; một thôn, bản/xã người Pa cô để nghiên cứu, trong mỗi thôn bản chọn 30 hộ gia đình (10 hộ nghèo, cận nghèo; 10 trung bình và 10 khá) để phỏng vấn.

3.5.3.2. Phương pháp điều tra

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Được thực hiện để thu thập những thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của các nhân tố này đến công tác QLBVR cũng như thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, thách thức trong công tác QLBVR.

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Được áp dụng để củng cố những thông tin thu thập được từ phương pháp kế thừa và phương pháp RRA. Đồng thời, xác định những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa và tiềm năng liên quan đến QLBVR của cộng đồng cũng như vai trò, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan đến công tác QLBVR. Theo phương pháp này, đề tài đã tổ chức những cuộc thảo luận nhóm với chủ đề tập trung vào những nội dung trên. Trong quá trình thảo luận, những người thực hiện đề tài giữ vai trò thúc đẩy và định hướng cuộc thảo luận, không đưa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho các thành viên tham gia thảo luận.

Ngoài ra, đề để thực hiện đề tài còn tiến hành phỏng vấn cán bộ: huyện, xã, các cơ quan để tìm hiểu rõ hơn nữa về tình hình QLBVR trên địa bàn và người dân để thu thập

thông tin về các nguồn thu nhập có liên quan đến tài nguyên rừng (lúa nương, sản xuất nương rẫy, khai thác tài nguyên rừng, chăn thả gia súc), tổng thu nhập để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp chuyên gia: Người thực hiện đề tài đã tiến hành phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ của các cơ quan có kinh nghiệm trong QLBVR, từ đó làm cơ sở để phân tích, đề xuất các giải pháp hợp lý, có hiệu quả hơn.

- Các công cụ sử dụng trong điều tra:

+ Ma trận, sơ đồ đánh giá sự quan tâm của các bên liên quan trong QLBVR bằng hình thức cho điểm tối đa là 10 điểm.

+ Ma trận đánh giá mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong QLBVR và mức độ quan trọng của rừng đối với đời sống của cộng đồng bằng hình thức cho điểm tối đa là 10 điểm.

+ Bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng cán bộ các cơ quan cấp huyện, cấp xã, trưởng bản.

+ Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình.

+ Phỏng vấn cấn bộ cấp huyện, xã liên quan đến công tác QLBVR.

3.5.4. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS16.0 phân tích sự tương quan giữa các nguồn thu nhập liên quan đến tài nguyên rừng đối với tổng thu nhập của hộ gia đình trong cộng đồng dân cư thôn, bản, cụ thể là áp dụng: áp dụng hàm Cobb – Douglass (hàm có hệ số co giãn không đổi).

Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Ngoài ra, các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, được phân tích theo phương pháp định tính.

Phân tích ảnh hưởng của các nguồn thu nhập từ tài nguyên rừng đến tổng thu nhập của các hộ gia đình trong vùng chọn nghiên cứu.

Áp dụng hàm Cobb – Douglass (hàm có hệ số co dãn không đổi) để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tổng thu nhập của các HGĐ.

Hàm sản xuất về cơ bản có dạng: Y = a. X1β1. X2β2... Xnβn.e(D)

Trong đó: Y: là biến số phụ thuộc – thể hiện tổng thu nhập.

X1, X2, ...Xn: là các biến số độc lập, thể hiện các nguồn thu nhập. β 1, β2... βn là hệ số của biến số.

a: hằng số.

D: yếu tố định tính (nhận giá trị từ 0 đến 1). : hệ số của D.

Có thể biến đổi về dạng tuyến tính đối với tham số, bằng việc lấy Logarit tự nhiên cả hai vế:

LnY = a0+ β 1LnX1 + β 2LnX2 +… + β nLnXn + D LnY là hàm tuyến tính với các tham số .

Các hệ số β 1, β 2,... β n thể hiện độ co dãn của Y đối với Xi, tương ứng Tức là: Khi X1 thay đổi 1% thì Y thay đổi β 1%.

Khi X2 thay đổi 1% thì Y thay đổi β 2%. Khi Xn thay đổi 1% thì Y thay đổi β n%.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng QLBVR ở huyện Đakrông

4.1.1. Cơ cấu lực lượng về QLBVR

Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ hỗ trợ

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức lực lượng QLBVR ở huyện Đakrông - tỉnh Quảng Trị

*UBND huyện: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp tỉnh về việc BVR, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện [32]; Lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn; Tổ chức mạng lưới BVR và huy động lực lượng trên địa bàn ngăn chặn mọi hành vi hủy hoại rừng, cùng với chủ rừng PCCCR, phòng trừ sinh vật hại rừng; tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn. Ban hành các văn bản để chỉ đạo việc thực hiện

UBND huyện Ban chỉ huy BVR UBND xã Ban chỉ huy BVR Hạt Kiểm lâm Thường trực BCH

Tổ, đội BVR Tổ, đội quần chúng BVR

Chủ rừng

Kiểm lâm địa bàn Trạm Kiểm lâm

công tác QLBVR trên địa bàn; Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về QLBVR, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng đối với các vụ vượt thẩm quyền của Hạt Kiểm lâm.

UBND huyện thành lập Ban chỉ huy thực hiện các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng (BCH) nhằm tham mưu trong lĩnh vực BVR. Tuy nhiên BCH đã thực hiện không tốt nhiệm vụ của mình, trong năm 2006, trên địa bàn xã Triệu Nguyên đã xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép vào ranh gới khu BTTN Đakrông mà BCH không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

* UBND xã: Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về việc BVR và phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn xã; quản lý rừng, đất lâm nghiệp và chỉ đạo các bản xây dựng và thực hiện các qui ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã phù hợp với pháp luật hiện hành [32].

- Phối hợp với Kiểm lâm và các lực lượng Công an, Quân đội trên địa bàn tổ chức lực lượng quần chúng BVR trên địa bàn xã, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi huỷ hoại rừng.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp PCCCR, huy động các lực lượng giúp chủ rừng chữa cháy rừng trên địa bàn xã và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR theo thẩm quyền.

* Chủ rừng: Chủ rừng trên địa bàn có trách nhiệm QLBVR của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh tháí rừng; phòng chống chặt phá rừng, săn bắt bẫy động vật rừng trái phép; PCCCR; phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo qui định của pháp luật hiện hành [26].

* Hạt Kiểm lâm: Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách; Phối hợp với các cơ quan liên quan, lực

lượng QLBVR của chủ rừng thực hiện QLBVR trên địa bàn. Trong nhiều năm qua, Hạt Kiểm lâm đã ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng và thực hiện tốt việc PCCCR trên địa bàn. Từ năm 2006 - 2010, Hạt đã chủ động và phối hợp bắt giữ 755 vụ vi phạm Lâm luật với khối lượng 1.240,459m3 gỗ các loại; 2064,3 kg động vật hoang dã và sản phẩm của chúng; phát hiện, dập tắt kịp thời hàng chục điểm cháy rừng.

Qua phỏng vấn cán bộ huyện, thì lực lượng Kiểm lâm đã thực hiện tốt nhiệm vụ về QLBVR.

* Trạm Kiểm lâm: Trạm Kiểm lâm là bộ phận thuộc Hạt Kiểm lâm và trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Kiểm lâm địa bàn. Trạm Kiểm lâm không chỉ đơn thuần để Kiểm tra, kiểm soát vận chuyển lâm sản mà còn thực hiện chức năng về QLBVR và phòng cháy chữa cháy rừng, là nơi nghỉ ngơi sinh hoạt của cán bộ Kiểm lâm địa bàn. Trên địa bàn huyện Đakrông hiện nay có 06 trạm (QLBVR và PCCCR) trong đó 3 trạm thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)