Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật QLBVR và xóa bỏ dần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 118 - 120)

những tập quán không lợi cho công tác QLBVR

4.4.4.1. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục pháp luật BVR

Hoạt động nâng cao nhận thức là vấn đề hết sức quan trọng để giúp người dân trong cộng đồng thôn, bản hiểu rõ những giá trị của rừng đối với cuộc sống, những hậu quả nghiêm trọng do những hoạt động phá rừng của chính con người gây ra. Khi nhận thức được, đầy đủ vấn đề này thì chính họ tự nguyện tham gia vào công tác QLBVR một cách tích cực. Thực tế cho thấy, tài nguyên rừng đã gắn với cộng đồng dân cư thôn, bản bao đời nay, nhưng việc khai thác sử dụng tài nguyên rừng như thế nào để vẫn duy trì được cho các thế hệ tương lai, cho con cháu họ là vấn đề cần phải bàn.

Qua thời gian nghiên cứu, để nâng cao ý thức trách nhiệm QLBVR của người dân trong cộng đồng thì các hoạt động tuyên truyền phải được thực hiện thường

xuyên với nhiều hình thức khác nhau (báo, đài phát thanh, thơ ca, hò vè, họp dân, pano, áp phích...), và nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, phải lồng ghép linh hoạt vào các chương trình, phù hợp với từng đối tượng. Các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng và lãnh đạo thôn, bản với sự hỗ trợ của Kiểm lâm địa bàn là lực lượng đảm nhận chính để thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động tuyên truyền. Cần thường xuyên phát động các phong trào thi đua và gắn tiêu chí QLBVR với việc xây dựng tổ chức đoàn thể vững mạnh. Lãnh đạo thôn, bản lập cần sổ theo dõi thông qua sự giám sát của các đoàn thể về những thành tích cũng như những vi phạm của mỗi người dân trong hộ gia đình để làm căn cứ giải quyết các quyền lợi cho vay vốn, xác nhận khi con em vào đại học và những hỗ trợ khác.

Cần đưa công tác giáo dục pháp luật về QLBVR vào các trường học thông qua các chương trình thực hành dã ngoại, các chương trình ngoại khóa, các hoạt động vui chơi để các em hiểu được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, từ đó, hình thành hệ tư tưởng cho các học sinh về giá trị đích thực của sự đa dạng nguyên rừng, vì sao phải bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

4.4.4.2. Xoá bỏ dần những tập quán không có lợi cho công tác BVR

Những tập quán, thói quen phát nương làm rẫy, săn bắt động vật rừng, sử dụng gỗ trái phép để làm nhà, chuồng trại gia súc, khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép,... đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng, suy giảm giảm đa dạng sinh học và làm khó khăn cho công tác QLBVR. Vì vậy, để xoá bỏ dần những tập quán, thói quen sử dụng sản phẩm rừng từ khai thác trái phép có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác QLBVR trên địa bàn. Để xoá bỏ những tập quán, thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng là tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý QLBVR với nhiều hình thức đa dạng về nội dung, đặc biệt chú trọng làm cho mọi người trong cộng đồng thôn, bản biết được vai trò, tác dụng của rừng đối với cuộc sống của con người, tầm quan trọng của việc QLBVR, tác hại của việc chặt phá rừng, cháy rừng, đồng thời, giới thiệu và đưa vào sử dụng một số công nghệ mới như khuyến khích người dân trong cộng đồng sử dụng bếp đun tiết kiệm củi, xây dựng hầm Biogas. Qua kết quả điều tra của chúng tôi, hầu hết các hộ

gia đình ở khu vực nghiên cứu sử dụng củi để đun nấu, sưởi ấm. Nếu sử dụng bếp đun tiết kiệm củi có thể tiết kiệm được từ 1/3-1/2 số củi. Tuy nhiên, cộng đồng người Vân Kiều, Pacô có thói quen đốt củi sưởi ấm vào mùa đông nên việc sử dụng bếp đun tiết kiệm là khó khăn.

Theo các cơ quan chuyên môn dự báo, nhu cầu gỗ cho dân dùng cho dân dụng hiện nay của cả nước bình quân 0,04 m3/người/năm [35]. Dự báo nhu cầu gỗ cho dân dụng trên địa bàn huyện Đakrông khoảng 1.100 m3 vào năm 2015, với diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng gỗ hiện có và chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên sau năm 2007, nguồn gỗ này sẻ không có khả năng cung cấp.

Để giải quyết một phần vấn đề này phải thay đổi thói quen sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên sang gỗ chế biến nhân tạo, sử dụng kim loại, nhựa polime để thay thế. Nên bắt đầu bằng việc hỗ trợ một số vật liệu thay thế (bê tông, ván nhân tạo...) cho một số gia đình và khuyến khích một số hộ gia đình tự nguyện xây dựng, sử dụng bếp đun tiết kiệm. Khi nhận thấy lợi ích của việc thay thế nguyên liệu và sử dụng bếp tiết kiệm, tự nó sẻ được lan rộng trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các chủ rừng cần có những biện pháp hữu hiệu để QLBVR nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác lâm sản trái phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)