Các nghiên cứu về thanh khoản hệ thống ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 33)

Ủy ban Basel đã đưa ra thông lệ tốt nhất về quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Trước hết, việc xây dựng cơ cấu cho việc quản lý thanh khoản cần được thực hiện ở cấp cao nhất của một ngân hàng. Đối với việc phân tích khả năng thanh khoản của ngân hàng đòi hỏi phải đo lường một cách liên tục các chỉ số đảm bảo thanh khoản đồng thời xem xét khả năng thanh khoản trong nhiều tình huống khác nhau. Đối với các cơ quan giám sát, cần thực hiện việc đánh giá chính sách liên quan đến thanh khoản của các ngân hàng một cách độc lập.

A. Vento (2009) đã thực hiện phân tích các kỹ thuật quản lý và giám sát thanh khoản tại một số nước Châu Âu để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và giám sát thanh khoản ngân hàng. Nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng không có một công cụ đầy đủ và chính xác để chống lại rủi ro thanh khoản nhưng các yếu tố cơ bản không thể thiếu đối với các ngân hàng là phải có những nguyên tắc quản trị rõ ràng để xây dựng chiến lược về quản lý rủi ro thanh khoản , áp dụng các phương thức đánh giá vị trí thanh khoản thường xuyên và các kế hoạch về thanh khoản cần được xây dựng trong cả trường hợp khủng hoảng. Đối với vấn đề thanh khoản các ngân hàng có mức độ vốn hóa càng cao thì chắc chắn sẽ dễ dàng tăng vốn thông qua thị trường liên ngân hàng, tuy nhiên , đó cũng chưa hẳn là giải pháp tối ưu khi các ngân hàng phải đối mặt với việc thanh khoản bị cạn kiệt. Nghiên cứu này cũng đánh giá cao vai trò của các tổ chức đánh giá xếp hạng trong việc cung cấp thông tin và đưa ra những cảnh báo cho thị tường tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát các nội dung cơ bản về khái niệm thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản. Luận văn cũng chỉ ra các dấu hiệu nhận diện thanh khoản và hệ quả có thể xảy đến của rủi ro thanh khoản. Qua đó, đưa ra vấn đề về kiểm soát thanh khoản, nghiên cứu phương pháp ước lượng nhu cầu thanh khoản.. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra một số cuộc khủng hoảng thanh khoản trên thế giới làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đồng thời thấy được vị trí quan trọng của quản trị thanh khoản trong hệ thống Ngân hàng. Dựa trên cơ sở lý thuyết chương 1, tác giả vận dụng phương pháp chỉ số, sử dụng các chỉ số trong bộ chỉ số lành mạnh về tài chính FSIs ( Financial Soundness Indicators), trên cơ sở dữ liệu thu thập của các Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam để đánh giá hoạt động quản trị thanh khoản của Ngân hàng. Từ đó nêu lên thành tựu và hạn chế trong hoạt động quản trị thanh khoản của các NHTM Viêt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)