Mức độ phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 53)

Theo số liệu thống kê của IMF, tỷ lệ cho vay trên huy động ở Việt Nam khoảng 117 %; mất cân đối về cho vay và huy động tập trung ở các NHTM yếu kém làm cho các ngân hàng này buộc phải đưa ra các biện pháp cạnh tranh thu hút quyết liệt bằng lãi suất để thu hút tiền gửi. Dòng tiền ra - vào của các tổ chức tín dụng có sự biến động do khách hàng có nhu cầu gửi tiền ở nơi có lãi suất cao hơn để thu về lợi nhuận lớn hơn. Bên cạnh đó, tâm lý về uy tín của Ngân hàng cũng như sự tin tưởng cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến lượng tiền của khách hàng tại Ngân hàng. Doanh số tiền gửi trong kỳ liên tục tăng mạnh cùng với kỳ hạn tiền gửi ngắn hạn khiến các tổ chức tín dụng luôn ở trong tình trạng căng thẳng thanh khoản do phải liên tục cân đối kỳ hạn giữa cho vay và huy động.

Nhiều tổ chức tín dụng phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng (TT2) khiến lãi suất trên thị trường này tăng mạnh. Một vài TCTD có tỷ lệ huy động TT2/ tổng tài sản chiếm tới 50% tổng tài sản và huy động TT2 tăng tới 56% so với cùng kỳ. Tỷ lệ huy động TT2/Tổng tài sản tăng mạnh ở nhóm NHTM cổ phần và nhóm ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tỷ lệ này có thể là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng đang gặp khó khăn trong thanh khoản và có thể đã gặp phải rủi ro thanh khoản nếu ở mức cao và thường hay tái diễn. Tỷ lệ huy động thị trường liên ngân hàng thường tăng mạnh ở nhóm NHTM và Ngân hàng liên doanh bởi đây là khối kinh tế có lượng tiền biến động thường xuyên, liên tục và khó dự đoán.

Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn thị trường liên ngân hàng trên tổng tài sản.

Nhóm TCTD 2014 2013

Ngân hàng thương mại nhà nước 21,03% 19,57%

Ngân hàng thương mại cổ phần 34,76% 29,94%

Ngân hàng liên doanh nước ngoài 49,46% 35,05%

( Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia)

Qua bảng có thể thấy, nhóm Ngân hàng TMNN có tỷ lệ huy động vốn trên thị trường liên Ngân hàng ít nhất trong 3 nhóm Ngân hàng nghiên cứu, và nhóm có tỷ lệ cao nhất là nhóm Ngân hàng liên doanh (năm 2013 tỷ lệ cao gấp 1,79 lần và năm 2014 tỷ lệ cao gấp 2,35 lần). Tỷ lệ này cũng tăng dần khi so sánh năm 2014 so với năm 2013. Cụ thể: Nhóm Ngân hàng TMNN tăng 7,4%; nhóm Ngân hàng TMCP tăng 16%; nhóm Ngân hàng liên doanh tăng 41,1%. Điều này cho thấy sự phụ thuộc vốn từ thị trường liên Ngân hàng tại các Ngân hàng đang có xu hướng gia tăng.

Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tập trung vào các kỳ hạn ngắn, đặc biệt là giao dịch qua đêm và một tuần (chiếm tới 80% tổng giá trị giao dịch) (Theo Ủy ban Gián sát Tài chính Quốc gia). Vì mục đích của việc giao dịch này là xử lý nguồn vốn tạm thời thiếu hụt, đáp ứng nhu cầu vốn tức thời của Ngân hàng có nhu cầu. Mặt khác, sự tham gia vào thị trường liên ngân hàng cũng là một kênh đem lợi nhuận về cho ngân hàng. Vì vậy, thị trường này đang có xu hướng phát triển thường xuyên và cần thiết cho nhu cầu thiếu hụt của nền kinh tế. Nó là một kênh hữu hiệu hỗ trợ các Ngân hàng thương mại ngoài kênh từ phía Ngân hàng nhà nước.

Một hiện tượng đáng chú ý trên thị trường liên ngân hàng trong những năm qua là các giao dịch trên thị trường phát sinh chủ yếu giữa các ngân hàng có thanh

trường do không trả được các khoản vay cũ trước đó. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tại thời điểm 31/12/2013 nợ quá hạn trên thị trường 2 đã tăng 64,2% so với năm 2012. Việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát của NHNN đã khiến một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản, thậm chí phải có tài sản thế chấp mới được chấp nhận cho vay. Cùng với những bất lợi về thương hiệu, mạng lưới, sức mạnh chưa đủ với niềm tin của khách hàng nên nhóm những ngân hàng này khó có thể cạnh tranh được với nhóm của các ngân hàng lớn, NHTMCPNN trong việc huy động vốn, nhất là khi công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất - lãi suất đã bị vô hiệu do NHNN ấn định quy định về trần lãi suất huy động. Việc vay vốn của NHNN trên thị trường mở (OMO) cũng gặp khó khan. Nguyên nhân một phần do các ngân hàng thiếu giấy tờ có giá để giao dịch; một phần do NHNN chủ trương hạn chế lượng tiền cung ứng nhằm kiềm chế lạm phát. Khó khăn về thanh khoản khiến các NHTMCP nhỏ thường xuyên phải lên thị trường liên ngân hàng để vay mượn, áp lực duy trì thanh khoản tính đến từng ngày. Trong tình hình đó, nhiều ngân hàng dư vốn trục lợi, đẩy lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng lên cao. Lãi suất huy động cao đến 20-21%/năm cho vay ra quá rủi ro, đẩy vốn lên thị trường liên ngân hàng có lợi hơn nhiều, vừa đảm bảo lợi nhuận vừa an toàn và đẩy rủi ro cho các ngân hàng đi vay. Theo đó, các NHTM có lượng vốn dồi dào với hàng trăm nghìn tỷ đồng đã sử dụng lợi thế này để chèn ép các NHTM thiếu hụt vốn tạm thời, dòng tiền của ngân hàng không sử dụng đúng mục đích đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế mà dùng để cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Thực trạng này làm mất đi ý nghĩa vốn có của thị trường liên ngân hàng là nơi vay mượn vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng với nhau, để các ngân hàng tạm thời bù đắp sự thiếu thanh khoản của mình.

Để làm giảm hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, NHNN đã ban hành thông tư 21/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01 tháng 09 năm 2012. Thông tư 21 quy định rằng các tổ chức tín dụng chỉ có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng nếu như họ không có khoản vay liên ngân hàng nào quá hạn trên 10 ngày. Thêm vào đó các ngân hàng phải trích lập dự phòng tín dụng cho các khoản cho vay

liên ngân hàng của họ. Các ngân hàng có quy trình phê duyệt và xếp hạng tín dụng khác nhau, cùng với sự không ổn định của điều kiện kinh tế và các hoạt động thu mua và sát nhập của ngân hàng trong tương lai, các ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc cho các ngân hàng khác vay. Diễn biến trên thị trường tiền tệ đã cho thấy những bất cập của hệ thống. Thị trường hoạt động giữa các ngân hàng được xem như là thước đo thanh khoản của hệ thống, khi NHNN thực hiện các quy định chặt chẽ đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM, một số NHTM thiếu hụt về thanh khoản đã phải tham gia vào thị trường liên ngân hàng vay vốn để bù đắp, làm thị trường tăng cao cả về lãi suất và doanh số hoạt động. Trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, một số ngân hàng đã bộc lộ những yếu kém về thanh khoản, do đó làm tăng rủi ro thanh khoản đối với cả hệ thống. Để giải quyết vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng cần đánh giá một cách đầy đủ chính sách quản lý thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại và vai trò giám sát của NHNN.

Biểu 2.5: Lãi suất bình quân liên ngân hàng 2011-2014

Với việc áp dụng điều hành thị trường mở (OMO) hợp lý hơn (hỗ trợ thanh khoản chủ động) cùng với việc quy định chặt chẽ hơn (yêu cầu trích lập dự phòng) thị trường liên ngân hàng năm 2013 tương đối ổn định. Lãi suất OMO giảm còn 5,5% từ tháng 07/2013, căng thẳng thanh khoản không kéo dài lâu và không lan sang thị trường một (huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế) như một số năm trước. Giao dịch tập trung kỳ hạn qua đêm và một tuần. Theo báo cáo của NHNN vào giữa tháng 09 năm 2014, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng trở xuống dao động trong khoản 2,3% -3,42%/năm thấp hơn lãi suất huy động đầu vào của các ngân hàng nên giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm dần, tuy nhiên thị trường vẫn chưa thể kiểm chứng được mức độ đảm bảo thanh khoản của thị trường liên ngân hàng (Theo nhipcaudautu.vn)

Mức độ biến động về lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua cho thấy các ngân hàng đang có vấn đề về thanh khoản, nguồn vốn của ngân hàng thiếu ổn định, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh khoản nguyên nhân là do nguồn vốn ngắn hạn các chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay, các ngân hàng chủ yếu huy động nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn làm xảy ra độ lệch về kỳ hạn, gây ra rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)