Hoạt động quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 38)

Việc đánh giá chính sách quản trị thanh khoản của các NHTM được khảo sát ở 22 NHTM CP Việt Nam và so sánh các chỉ số đánh giá tính thanh khoản của các NHTM theo nhóm trên cơ sở báo cáo tài chính các năm 2012- 2014. Theo cách phân nhóm của NHNN để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cần dựa vào các tiêu chí là chất lượng tài sản nợ, qui mô vốn, khả năng quản trị rủi ro và việc tuân thủ các quy định của NHNN, các NHTM được phân thành 4 nhóm. Trong đó các ngân hàng nhóm 1 được tăng trưởng tối đa 17% nhóm 2 được tăng trưởng 15% nhóm 3 được tăng trưởng 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng tín dụng. Theo đó các ngân hàng khảo sát thuộc nhóm 1 sẽ bao gồm các ngân hàng: VCB, BIDV, Vietinbank, ACB, STB, EIB, TCB, VIB, MB, SHB. Các ngân hàng thuộc nhóm 2 gồm: ABB, OCB, Đại Á, Bảo Việt, Oceanbank, Westernbank. Các ngân hàng còn lại không có động lực công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là cá ngân hàng thuộc nhóm 3 và nhóm 4 gồm HBB, SGB, PGB, HDB, NVB, MDB.

Với vai trò là mạch máu của nền kinh tế, sự phát triển lành mạnh và bền vững của hệ thống ngân hàng là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự phát triển ổn định, bền vững của cả nền kinh tế của mọi quốc gia. Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2007, hệ thống NHTM Việt Nam đã có sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô tài sản. Cụ thể, tổng tài sản khu vực ngân hàng tăng gấp hơn hai lần

trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2010, tăng từ 1.097 nghìn tỉ VNĐ (tương đương 52,4 tỉ USD) lên đến 2.690 nghìn tỉ VNĐ (tương đương 128,7 tỉ USD) theo số liệu của IMF. Tính đến 2014, con số này đã đạt được 5.637 nghìn tỉ VNĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)