Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88)

- Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu và sớm ban hành Quy định về khung quản trị rủi ro tới các Ngân hàng. Cần tiếp tục có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về Hiệp ước Basel II cũng như từng bước nghiên cứu và triển khai ứng dụng của Hiệp ước Basel III để bắt kịp bước tiến của các Ngân hàng khác trong cùng khu vực và trên thế giới.

- Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng dự thảo và tiến hành áp dụng quy định trích lập dự phòng đối với rủi ro theo phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản để hoàn tất quá trình quản lý đối với rủi ro và đảm bảo có nguồn bù đắp khi xảy ra tổn thất tín dụng.

- Cần tăng cường phối hợp giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại nhằm thiết lập hệ thống tài chính ổn định hơn. Tiếp tục duy trì các quy định về báo cáo kiểm tra định kỳ các Ngân hàng cần gửi lên Cơ quan thanh tra giám sát và có việc giám sát ngược trở lại các chuyên viên của Cơ quan thanh tra để thẩm định lại kết quả các báo cáo này

- Ngân hàng nhà nước cần yêu cầu tính minh bạch báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại. Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp thông thường sẽ được nhiều đối tượng quan tâm, còn báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại sẽ có tính đặc thù và chịu sự giám sát trực tiếp từ phía Ngân hàng nhà nước. Hiện tại

đã có quy định về việc tổ chức kiểm toán độc lập có trách nhiệm kiểm toán các đơn vị là Ngân hàng thương mại và nghĩa vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các Ngân hàng nhưng việc thực hiện vẫn chưa được tổng hợp báo cáo công khai trên thực tế

- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên ngành về quản lý rủi ro. Việc đào tạo có thể mở rộng ra quốc tế bằng cách đưa chuyên gia đi học hỏi kinh nghiệm nước ngoài về truyền giảng lại hoặc trực tiếp mời chuyên gia nước ngoài về đào tạo hệ thống ngân hàng trong nước về rủi ro.

- Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các Tổ chức tín dụng; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lí luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các Tổ chức tín dụng.

- Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát từ trung ương đến địa phương, và có sự độc lập về hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của Ngân hàng nhà nước. Quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của Ủy ban Basel đồng thời tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến việc phát triển đội ngũ thanh tra, giám sát, nâng cao năng lực cũng như nâng cao bồi dưỡng phẩm chất đạo đức. Đảm bảo việc thanh tra thực hiện đúng người, đúng đối tượng..

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về giám sát Ngân hàng và an toàn tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát Ngân hàng nước ngoài bởi có thể có những thông tin liên quan đến tội phạm kinh tế quốc tế, cũng như những bài học kinh nghiệm có thể học hỏi được từ nước ngoài

- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm

soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.

- Hỗ trợ các Ngân hàng trong việc cảnh báo và xử lý rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra;

- Xây dựng nguồn vốn ổn định, đa dạng hóa nguồn vốn.

Những năm vừa qua Việt Nam chịu không ít ảnh hưởng từ các biến động của kinh tế thế giới, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới 2007 – 2009 cộng thêm những khó khăn nội tại của nền kinh tế, nguồn vốn huy động của các NHTM Việt Nam chủ yếu là không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn, nguồn vốn huy động từ dân cư thấp. Các ngân hàng luôn đối mặt với nhu cầu cao về thanh khoản. Vì vậy để đảm bảo an toàn thanh khoản NHNN cần hỗ trợ các ngân hàng trong xây dựng nguồn vốn ổn định, đa dạng hóa nguồn vốn. Các ngân hàng phải cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay của mình, nâng cao nguồn vốn huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư (thị trường I), thực hiện các chính sách nhằm nâng cao nguồn vốn trung và dài hạn để xây dựng nguồn vốn ổn định. Cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khoản tiền gửi rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động quản trị thanh khoản tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong chương 2, chương 3 tác giả nêu ra một số giải pháp mang tính xây dựng từ đó góp phần nâng cao hệ thống quản trị thanh khoản tại các NHTM ở Việt Nam. Đó là các giải pháp về: nâng cao chất lượng quản lý tín dụng tạo nguồn cho thanh khoản, nâng cao chiến lược quản lý Tài sản Có, nâng cao việc áp dụng các thông lệ quốc tế về rủi ro thanh khoản, nâng cao sự hỗ trợ thống nhất giữa các ngân hàng trong hệ thống từ đó nâng cao khả năng chống chọi với rủi ro, nâng cao công tác minh bạch hóa thông tin cũng như dự báo giả định về rủi ro có khả năng xảy ra. Các giải pháp được đề xuất dựa trên thực trạng tại các Ngân hàng, trên cơ sở định hướng phát triển chung của Nhà nước đối với Ngân hàng Nhà nước và các NHTM trong thời gian sắp tới. Đồng thời, chương 3 cũng nêu lên một số các kiến nghị, đề xuất tới các cơ quan Nhà nước, và Ngân hàng Nhà nước để việc thực thi các giải pháp đã đề ra có hiệu quả và được hỗ trợ nhiều hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Hồ Diệu 2002, Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Trần Phúc, Nguyễn Thị Nhung, Lê Phan Thị Diệu Thảo và Lê Thị Anh Đào 2007, Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

3. Frederic S.Miskin 2001, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

Nhà xuất bản Thống kê, 2010.

5. Trần Huy Hoàng, 2007. Quản trị ngân hàng thương mại,NXB Lao động, TP Hồ Chí Minh

6. Nguyễn Đăng Dờn 2012, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,Nhà xuất bản Phương Đông, TP Hồ Chí Minh.

7. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2013, Trên đường gập ghềnh tới tương lai, NHXV Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.

8. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2014, Những ràng buộc đối với tăng trưởng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

9. Ngân hàng nhà nước, Báo cáo thường niên.

10. Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên các ngân hàng thương mại.

11. Peter Rose 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội. 12. Duttweiler, R., 2010. Quản lý thanh khoản, Nhà xuất bảng Tổng hợp Thành

Phố Hồ Chí Minh.

13. Basel (2000), “ Thông lệ tốt nhất về quản lý khả năng thanh toán của các ngân hàng”, sbv.gov.vn

14. NHNN, 2011 .Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel 3- lộ trình củng cố bức tường an ninh tài chính ngân hàng

16. NHNN, 2010. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

17. NHNN, 2010. Thông tư số 19/2010/TT-NHNN, ngày 27/09/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

18. NHNN, 2011. Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

19. NHNN, 2014. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

20. NHNN (2010) Quản trị rủi ro theo hệ thống CAMELS trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

21. NHNN (2011) Bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo tiêu chuẩn IMF 22. Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam (2014) VP Bank Securities

23. http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1540&cati d=43&Itemid=90 24. http://finance.tvsi.com.vn/News/201249/190887/4-ngan-hang-tmcp-nha- nuoc-chiem-gan-50-thi-phan-du-no-tin-dung.aspx 25. http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1 7193:mt-vai-gi-y--kim-soat-t-l-ngun-vn-ngn-hn-c-s-dng-cho-vay-trung-dai- hn-ti-cac-nhtm-vit-nam&catid=45:tp-chi-th-trng-tai-chinh-tin-t&Itemid=93

26. Lê Hồng Giang (2012): “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bài học Thụy Điển”

http://www.thesaigontimes.vn/71812/Tai-co-cau-he-thong-ngan-hang-Bai- hoc-cua-Thuy-Dien.html

1. E.Strahan 2006, Managing Bank liquidity risk: How deposit- loan synegies vary with market conditions.

2. A. Vento 2009, “Bank liquidity risk management and supervison: Which lesson from recent market tumoil ?”, Journal of Money, Investment and Banking.

3. Basel 2008, “Principles for Sound Liquidity Risk Management and Supervision”

4. Cihak, M và K . Scheak (2007) How well do aggregate bank ratios identify banking problems?” IMF Working Paper.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)