Vận dụng quản lý mô hình quản lý rủi ro theo thông lệ Basel III

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79 - 80)

Hiện tại các Ngân hàng chưa xây dựng được cho mình mô hình dự báo thanh khoản cụ thể, các chỉ số thanh khoản chưa được theo dõi và tính toán thường xuyên. Việc quản lý thanh khoản phổ biến là do phòng Ngân quỹ thực hiện bằng cách lập dự thu, dự chi hàng tuần, hàng tháng và điều chỉnh lượng dự trữ thanh toán phù hợp. Việc lập trên cơ sở số liệu quá khứ và kinh nghiệm.

Hoạt động của hệ thống Basel không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Đó là hệ thống những tiêu chuẩn và hướng dẫn giám sát rộng rãi, qua đó khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và tuân theo các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Đến nay đã có sự ra đời của Basel III (năm 2010), lộ trình thực hiện là 3 năm từ 2013- 2015. Tuy nhiên đang phải gia hạn do nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn và chưa hoàn toàn hồi phục

Mục tiêu của Basel III đã chú trọng nhiều hơn đến rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng. Cụ thể là:

+ Nâng cao chất lượng vốn của các Ngân hàng một cách đáng kể. Chất lượng vốn tốt hơn đồng nghĩa với khả năng bù đắp các khoản lỗ tốt hơn, do đó khả năng chống đỡ cũng tốt hơn;

+ Đưa ra quy định về tiêu chuẩn thanh khoản đối với Ngân hàng; qua đó giúp Ngân hàng chống đỡ ngắn hạn tốt hơn với những căng thẳng thanh khoản.

Hệ thống Basel III đã ra đời với việc bổ sung yêu cầu về chất lượng vốn, số vốn tối thiểu và thắt chặt hơn về yêu cầu thanh khoản.. nhằm đảm bảo nguyên tắc an toàn, bền vững giúp các Ngân hàng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng và ngăn

ngừa khủng hoảng tài chính với những tác động tiêu cực của nó. Để nâng cao hơn nữa hoạt động quản trị thanh khoản tại các Ngân hàng thương mại, nên áp dụng theo một số nguyên tắc đã được đề cập trong Basel III. Cụ thể là:

- Nguyên tắc 6- An toàn vốn tối thiểu: Cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra các quy định về an toàn vốn tối thiểu phù hợp với Ngân hàng để phản ánh được rủi ro mà NH gặp phải, quy định rõ ràng thành phần của vốn, đảm bảo vốn có khả năng chịu được lỗ;

- Nguyên tắc 7 - Quy trình quản trị rủi ro: Đảm bảo phải có hệ thống quản trị rủi ro toàn diện để phát hiện, đánh giá, xử lý và kiểm soát, giảm thiểu rủi ro;

- Nguyên tắc 9 - tài sản Có rủi ro, dự phòng và dự trữ: Cơ quan quản lý cần đảm bảo rằng Ngân hàng phải xây dựng chính sách đảm bảo an toàn tối thiểu cho việc quản lý các tài sản có rủi ro, xác định mức dự phòng và dự trữ cho tổ chức;

- Nguyên tắc 10 - giới hạn mức cho vay: Xây dựng giới hạn cho vay nhằm hạn chế các Ngân hàng tập trung cho vay một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan;

- Nguyên tắc 14 - rủi ro thanh khoản: Cơ quan quản lý nhà nước cần đảm bảo các Ngân hàng có một chiến lược quản lý khả năng chi trả có thể tính toán được mọi rủi ro của tổ chức…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79 - 80)