Tình hình nắm giữ tài sản tại các Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 61)

Luận văn xem xét các kênh đầu tư và qua đó đánh giá về khả năng thanh khoản của một số Ngân hàng trong hệ thống

Bảng 2.10: Tỷ trọng các khoản đầu tư trong tổng tài sản của các NHTM

(Tại thời điểm 31/12/2014)

Chỉ tiêu VCB BIDV ACB VPB

Tiền gửi tại TCTD khác (triệu đồng) 88.909.474 36.339.130 3.882.060 2.300.846 Chứng khoán (triệu đồng) 77.225.708 100.247.761 40.781.974 52.204.501 Tổng Tài sản Có 576.988.837 650.340.373 179.609.771 163.241.378 Tỷ trọng tiển gửi TCTD 15,41% 5,59% 2,16% 1,41% Tỷ trọng chứng khoán 13,38% 15,41% 22,71% 31,98%

(Nguồn: Số liệu BCTC tại các Ngân hàng Thương mại và tính toán của học viên)

Từ bảng số liệu phân tích ở trên, ta thấy: Trong cơ cấu tài sản có tại Ngân hàng thì

khoản mục “Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác” và “chứng khoán” (bao gồm chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư) đang chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Ở VietcomBank tỷ trọng tiền gửi tại các TCTD khác chiếm 15,41%, ở BIDV là 5,59%, ACB là 2,16% và VPB tỷ trọng này chỉ có 1,41%. Thông thường, chiếm tỷ lệ tương đối thấp.

Bên cạnh đó, tỷ trọng chứng khoán so với Tổng tài sản Có tại các Ngân hàng đang nghiên cứu cũng dao động từ 15% - 30%. Trong đó cao nhất là Ngân hàng VPBank với mức đầu tư chứng khoản là 31,98%.

Khoản tiền gửi và chứng khoán đầu tư trong cơ cấu Tổng tài sản có của Ngân hàng được đánh giá là những khoản có khả năng thanh khoản tương đối tốt, linh hoạt và chủ động hơn so với phần tài sản Có là các khoản đi vay hay các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Đây cũng chính là nguồn thanh khoản khi Ngân hàng phát sinh nhu cầu thanh khoản tại một thời điểm nào đó. Trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản, một Ngân hàng được coi là có quản trị thanh khoản tốt nếu nó có thể tiếp cận các nguồn cung cấp thanh khoản ở chi phí vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời.

Tuy nhiên, theo phân tích ở trên chỉ ra các Ngân hàng hiện nay có tỷ trọng tiền gửi tại Ngân hàng khác cũng như các khoản chứng khoán ngắn hạn chưa cao. Đây có thể là khó khăn trong việc chuyển hóa tài sản thanh khoản của Ngân hàng nếu có rủi ro thanh khoản xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)