Tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 45)

Tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động (LDR) là một trong những tỷ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Ở các nước, tỉ lệ này được sử dụng dưới hình thức mối quan hệ giữa cho vay so với tiền gửi (loan – to – deposit ration hoặc credit/deposit ratio – LDR). Các nhà phân tích và quản lý thường xuyên đánh giá năng lực hoàn trả của ngân hàng đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác mà không kèm theo chi phí quá đắt, đồng thời vẫn duy trì tăng trưởng nguồn vốn. Một trong những thước đo thanh khoản và khả năng chi trả của ngân hàng nhận được nhiều sự quan tâm nhất chính là chỉ số tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động hay chính là chỉ số tiền gửi của khách hàng trên tổng dư nợ vay. Khi tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động tăng thì thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng vì tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời, các NHTM tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn khi có nhu cầu tất toán nguồn vốn huy động nhưng lại không có nguồn do khoản cho vay chưa thu hồi được. Tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động cao sẽ là con dao hai lưỡi nếu khoản cho vay gặp rủi ro. Ở đây, rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.

Bảng 2.4 Tỷ lệ cho vay so với huy động vốn của các nhóm NHTM Nhóm NH\Năm 2011 2012 2013 2014

Nhóm 1 94,97% 86,02% 84,45% 86,75%

Nhóm 2 97,5% 81,21% 86,33% 91,62%

Nhóm 3&4 128,2% 123,8% 112% 111,23%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM và tính toán của học viên)

Qua số liệu tính toán từ báo cáo tài chính hàng năm của các NHTM cho thấy, các NHTM có tỷ lệ cho vay so với huy động vốn cao, đặc biệt là các ngân hàng thuộc nhóm 3 và 4 có tỷ lệ cho vay vượt quá mức vốn huy động. Theo quy định của NHNN, nhóm 3 và 4 cũng là nhóm được tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ thấp hơn so với 2 nhóm còn lại.

Theo quy định của NHNN tại thông tư 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2015, thay thế Thông tư 13/2010/TT- NHN về “Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”. Theo đó quy định, Tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài duy trì tỷ lệ cho vay/tổng tiền gửi như sau:

(i) NHTMNN, Chi nhánh NHNN: 90%;

(ii) NHTM CP, ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 80%. Trước đây, theo Thông tư 22/2011/TT-NHNN ban hành tháng 09/2011 NHNN bãi bỏ quy định giới hạn mức cho vay so với vốn huy động, với mục đích giúp cho các ngân hàng tăng thêm dòng vốn trên thị trường và tăng thêm thanh khoản đồng thời hỗ trợ để giảm lãi suất cho vay, tuy nhiên quy định đó cũng làm các NHTM gia tăng mức cho vay. Năm 2011 là năm đặc biệt căng thẳng thanh khoản của các NHTM, tỷ lệ cho vay của nhiều NHTM vượt quá vốn huy động như Vietinbank là 112,8%; BIDV 119%, Eximbank 138%. Tỷ lệ cho vay của các NHTM thuộc nhóm 3 và 4 trong các năm 2012- 2014 đều vượt quá vốn huy động:

vay so với vốn huy động của các NHTM vẫn ở mức cao, tỷ lệ này ở các NHTM nhóm 1 là 82,75%, ở nhóm 2 là 85,62% và ở các ngân hàng nhóm 3 và nhóm 4 là 91,23%. Trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, khi các ngân hàng thương mại đã và đang còn cung ứng cho khách hàng các sản phẩm “Tiền gửi có kỳ hạn, được rút gốc trước hạn, hưởng lãi suất cao”, cạnh tranh thu hút tiền gửi với nhiều hình thức tinh vi vẫn diễn ra phức tạp nên độ ổn định nguồn vốn tiền gửi nói chung, tiền gửi kỳ hạn nói riêng sẽ thấp, đồng thời việc thanh lí hoặc mua bán, chứng khoán hóa các khoản cho vay cũ là không dễ dàng. Trong trường hợp nhu cầu vốn đột xuất các ngân hàng sẽ khó khăn trong việc giải quyết thanh khoản do phải giải quyết thanh khoản bằng cách thu hồi nợ hoặc giảm bớt các khoản cho vay mới, dẫn đến các ngân hàng sẽ thiếu vốn để đáp ứng các nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, do đó phải thắt chặt cho vay và làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản.

Để đảm bảo an toàn khả năng thanh khoản các NHTM Việt Nam cần phải hạ thấp tỷ lệ cho vay trên vốn huy động xuống ở mức thấp hơn mức hiện tại ở các Ngân hàng. Theo nghiên cứu thông kê của nhóm tác giả GS David G. Mayes (Đại học Auckland), Peter J. Morgan (ADB), Hank Lim (Giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc tế Singapore) trong công trình nghiên cứu “Deepening the Financial System” thì tỷ lệ cho vay trên vốn huy động bình quân của châu Á nên là 75%. Tại một số quốc gia Châu Á khác như Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc tỷ lệ LDR lần lượt là 97,3%; 74%; 85% (Thống kê 2014- Tạp chí Tài chính tiền tệ). Như vậy, tỷ lệ LDR tại Việt Nam có thể nói vẫn ở mức khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)