Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 57)

Nguồn vốn của các ngân hàng Việt Nam chủ yếu xuất phát từ tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn. Những năm vừa qua Việt Nam chịu không ít ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế thế giới cộng thêm những khó khăn nội tại của nền kinh tế dẫn đến tâm lý bất an của người gửi tiền, do đó chỉ gửi tiền với gói tiền gửi có kỳ hạn ngắn (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng..). Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng xuất phát từ đặc thù về đời sống kinh tế xã hội Việt Nam hiện là quốc gia có thu nhập trung bình thấp (năm 2013 là 1.960 USD/người). Đồng thời, người dân hay có thói quen cất giữ tiền trong nhà với tâm lý chưa hoàn toàn tin tưởng vào Ngân hàng cũng như tư tưởng cố hữu từ rất lâu.

Trong năm 2011 và 2012 khi xảy ra cuộc canh tranh nguồn vốn của các NHTM, các ngân hàng đều nâng mức lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn để huy động vốn, tạo ra một đường cong lãi suất ngược với quy luật . Với mức lãi suất như vậy khuyến khích khách hàng lựa chọn kỳ hạn ngắn. Trong khi các ngân hàng vẫn cho vay trung và dài hạn với tỷ trọng cao để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Do đó cácngân hàng luôn đối mặt với nhu cầu cao về thanh khoản.

Bảng 2.7: Lãi suất huy động áp dụng tại các NHTM tháng 04/2015.

Đơn vị tính: %

Kỳ hạn VCB BIDV ACB TCB VPB SeaBank

KKH 1,40 0,50 1,00 0,30 0,50 0,80 1 tháng 4,00 4,00 4,30 4,20 6,00 4,70 2 tháng 4,30 4,30 4,30 4,35 6,00 4,80 3 tháng 4,50 4,60 4,60 4,40 5,97 5,10 6 tháng 5,00 5,30 5,00 4,95 6,50 5,50 9 tháng 5,40 5,40 5,40 5,20 6,70 5,85 12 tháng 6,00 6,50 6,00 6,90 7,60 6,50 24 tháng 6,20 6,30 6,30 6,35 8,30 6,80 36 tháng 6,20 6,30 6,50 6,85 8,50 6,85 (Nguồn:laisuatnganhang.com)

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy hiện nay lãi suất huy động tiền gửi đã hạ nhiệt, qua đó cũng thể hiện tình trạng thanh khoản hiện thời bớt căng thẳng hơn (lãi suất huy động ở những năm 2011 toàn trên 2 chữ số và năm 2011 cũng là năm gặp căng thẳng về vấn đề thanh khoản). Đồng thời, lãi suất tại nhóm các ngân hàng TMNN (VietcomBank, BIDV) cũng có mức lãi suất huy động thấp hơn các Ngân hàng ở nhóm 2, 3, 4. Cụ thể, lãi suất huy động ở VietcomBank cho các kỳ hạn dao

động ở 4,3% - 6,2% trong khi Ngân hàng VPB ở mức 6%- 8,5%. Cho thấy đang có nhu cầu huy động vốn ngắn hạn không đều giữa các nhóm trong cùng một hệ thống Ngân hàng.

Mặt khác để tăng cường huy động vốn, thu hút khách hàng, các ngân hàng còn huy động các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài nhưng cho phép khách hàng rút trước thời hạn, do đó tạo ra nguồn vốn không ổn định. Khoản tiền gửi huy động được này sẽ là cơ sở cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư của Ngân hàng. Danh mục đầu tư của các Ngân hàng hiện nay rất phong phú, đa dạng: đầu tư cho vay hưởng lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư cho vay dự án, vay mua nhà, vay đầu tư vào bất động sản, chứng khoán. Lãi suất cho vay hiện nay (tính đến thời điểm tháng 04/2015) đạt khoảng 9%/năm có mức chênh lệch cao hơn so với chi phí huy động khoản tiền gửi. Vì vậy, nó là cơ hội để Ngân hàng gia tăng lợi nhuận đồng thời cũng là thách thức nếu nền kinh tế bất ổn. Chính vì vậy ở các ngân hàng luôn xảy ra tình trạng căng thẳng về thanh khoản, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thanh khoản ở các NHTM.

Biểu 2.6: Tỷ trọng tiền gửi dài hạn trong tổng số dư tiền gửi khách hàng tại 3 NHTM nhà nước (2010 - 2014)

Nhận thấy, tỷ lệ tiền gửi dài hạn trong tổng số dư tiền gửi tại các Ngân hàng có xu hưởng giảm dần (Ngân hàng VietcomBank trong năm 2010- 2014 giảm từ 8,1% xuống còn 7,61%; Ngân hàng BIDV giảm từ 13,67% xuống còn 8,96% và Ngân hàng TMCP Công thường giảm từ mức 31,24% năm 2011 xuống 21,14% năm 2012, 20,97% năm 2013 và còn 19,01% năm 2014- tỷ lệ giảm so với năm 2011 là 36%). Điều này thể hiện xu hướng và tâm lý ngày càng thích gửi các khoản có kỳ hạn ngắn của người gửi tiền. Mặc dù các ngân hàng đang nỗ lực thu hút tiền gửi trung, dài hạn bằng cách huy động những mức lãi suất cao và những chính sách tín dụng khác song vẫn chưa đem lại nhiều kết quả. Nguồn vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là áp lực cho thanh khoản khi đến hạn của các khoản tiền gửi ngắn hạn. Có thể thấy rõ hơn qua bảng tính sau đây

Bảng 2.8: Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn trong tổng tiền gửi khách hàng Quý 4 năm 2014

Ngân hàng Tiền gửi ngắn hạn

(triệu đồng) Tổng tiền gửi khách hàng (triệu đồng) Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn/Tổng tiền gửi khách hàng (%) CTG 379.695.750 424.241.062 89,50% VCB 411.660.993 423.240.685 97,26% BIDV 429.330.136 440.471.588 97,47% EIB 67.611.934 101.371.885 66,70% STB 143.804.043 162.533.382 88,48% MB 155.198.390 167.608.566 92,60% ACB 119.273.259 155.515.111 76,70%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 4 năm 2014 của các NHTM và tính toán của học viên)

Như vậy, tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn trên tổng tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu. Tại nhóm các Ngân hàng nghiên cứu và tính toán, tỷ lệ này dao động

ở mức từ 70% đến 98%. Tính chung trong hệ thống Ngân hàng, tỷ lệ này hiện nay chiếm khoảng trên 85% (Thoibaonganhang.vn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)