Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 59)

Xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo an toàn tài chính: nguồn vốn ngắn hạn dùng cho đầu tư ngắn hạn, vốn trung và dài hạn dùng cho đầu tư dài hạn và có thể dùng một phần để đầu tư ngắn hạn. Nguyên tắc này chỉ ra sự cần thiết phải tính toán kỳ hạn phù hợp với từng loại hình đầu tư, đảm bảo việc thu hồi vốn kịp thời khi khoản huy động đến hạn.

Thực tế hiện nay, hệ thống thanh khoản tại các NHTM ở Việt Nam đang có dấu hiệu rủi ro khi một số Ngân hàng dùng vốn ngắn hạn tài trợ cho các khoản vay trung và dài hạn; điều này xuất phát từ phân tích ở trên: tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn trong tổng tiền gửi huy động đang chiếm đa số và chủ yếu so với các khoản tiền gửi trung và dài hạn.

Bảng 2.9: Tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn tại các NHTM

Các loại ngân hàng

% Tiền gửi ngắn hạn được dùng cho các khoản vay trung và dài hạn

Năm 2013 Năm 2014

NHTMNN 21,45% 26,89%

NHTMCP 27,60% 29,71%

(Nguồn:NHNN)

Từ số liệu bảng trên, có thể thấy tuy tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn cho các khoản vay trung và dài hạn vẫn đảm bảo tỷ lệ quy định giới hạn tại Thông tư 13/2010/TT- NHNN. Tuy nhiên, đang có xu hướng tăng dần khi so sánh năm 2014 với năm 2013, cụ thể nhóm Ngân hàng TMNN tăng từ 21,45% năm 2013 lên 26,89% năm 2014; Ngân hàng TMCP tăng từ 27,60% lên 29,71%. Trên thực tế tại các Ngân

hàng, con số này có thể cao hơn nhiều. Bởi theo số liệu công bố tại các Ngân hàng đến cuối tháng 11/2014, tỷ lệ vay trung và dài hạn tại Ngân hàng chiếm 30- 45% tổng dư Nợ vay (Ngân hàng ACB có tỷ trọng vốn cho vay trung dài hạn chiếm 47% dư Nợ, ngân hàng Đông Á có tỷ trọng này là 45% tổng dư Nợ, Ngân hàng SacomBank là 30%..). Trong khi thực tế theo phân tích ở trên tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đã chiếm khoảng hơn 85% tổng nguồn vốn huy động.

Thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 đã nới lỏng điều kiện giới hạn về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn từ 30% trước đây lên 60% cho đối tượng là các NHTM, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Tỷ lệ này được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa Tổng dư Nợ cho vay trung, dài hạn trừ đi tổng nguồn vốn trung, dài hạn chia cho tổng nguồn vốn ngắn hạn.

Việc nới lỏng tỷ lệ giới hạn này một mặt góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, kích cầu nền kinh tế đồng thời kéo giảm lãi suất của các khoản vay trung, dài hạn, giải cứu những khó khăn cho doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, đó cũng là nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh khoản nếu như các Ngân hàng Việt Nam không có biện pháp kiểm soát nợ, theo dõi kỳ hạn nợ phù hợp.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua khi tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, nhất là nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng bị mất vốn) các NHTM đã không dám đẩy mạnh vốn sang cho vay trung và dài hạn mà chủ yếu chuyển sang cho vay vốn ngắn hạn. Cho vay vốn ngắn hạn doanh nghiệp khó khăn, Ngân hàng chuyển sang cho vay cá nhân, tuy nhiên nhu cầu của cá nhân lại chủ yếu vay mua nhà, sửa nhà với kỳ hạn dài. Do đó, Ngân hàng lại có nhu cầu tăng huy động cho vay trung và dài hạn. Việc sử dụng vốn trong ngắn hạn cho vay trung và dài hạn rất rủi ro trong quản trị thanh khoản. Chưa kể đến những hệ quả còn tồn tại trong quá khứ do hệ thống tăng trưởng tín dụng nóng, tăng trưởng thị trường chứng khoán và bất động sản nóng còn nhiều hậu quả chưa giải quyết được, không dễ thu hồi và nợ có khả năng mất vốn gia tăng.

Tuy nhiên, với những ngân hàng có nguồn vốn dồi dào, tình hình thanh khoản ổn định việc nới lỏng tỷ lệ cho vay vốn trung dài hạn sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng có cơ hội được mở rộng thị phần, đa dạng các sản phẩm cho vay từ đó ngày càng nâng cao được vị thế và tầm ảnh hưởng, sức cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, gây khó khăn cho các Ngân hàng có ít nguồn lực hơn bởi để cạnh tranh, để thu về lợi nhuận nhiều hơn rất có thể sẽ có những cách sử dụng nguồn vốn không hợp lý dẫn đến nguy cơ làm mất khả năng thanh khoản của Ngân hàng.

Ngoài ra, việc thanh khoản Ngân hàng hiện nay còn bị ảnh hưởng bởi các công cụ huy động vốn khác ngoài tiền gửi: chứng khoán, giấy tờ có giá…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)