Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 64)

Các ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành quả nhất định trong hoạt động quản trị thanh khoản.

- Có sự phối hợp kịp thời giữa NHNN và NHTM khi phát sinh rủi ro thanh khoản.

Khi rủi ro thanh khoản xảy ra tại một ngân hàng đơn lẻ thì NHNN sẽ ngay lập tức can thiệp và hỗ trợ thanh khoản để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và tránh được hiệu ứng lây lan cho toàn hệ thống. Cụ thể như trường hợp của Ngân hàng TMCP Á Châu được NHNN hỗ trợ bơm tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng này sau một số sự cố bất ổn xảy ra vào năm 2012.

- Đã có văn bản quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong thanh khoản

NHNN rất chú trọng quản trị thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong đó đã ban hành các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như. Trước đây là Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, và hiện nay là Thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/02/2015, được NHNN đánh giá: “Thông tư số 36/2014/TT-NHNN tạo nên những chuẩn mực về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng mới phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới để từng bước đưa hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Thông tư quy định thêm một số điểm mới cụ thể hơn về quản trị thanh khoản:

Thứ nhất, sửa đổi bổ sung quy định về tỷ lệ dự trữ thanh khoản, hoàn thiện quy định tỷ lệ khả năng chi trả đối với những tài sản có tính thanh khoản cao. Tỷ lệ quy định cụ thể đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng;

Thứ hai, quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho

vay trung hạn, dài hạn được đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, lành mạnh gắn với an toàn thanh khoản. Bổ sung quy định tỷ lệ về việc đầu tư, mua trái phiếu chính phủ của từng loại hình tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư giấy tờ có tính thanh khoản cao, bảo đảm an toàn thanh khoản, chi trả của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đồng thời thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bảo đảm an ninh tiền tệ.

Thứ ba, bổ sung quy định về tỷ lệ khả năng chi trả. Theo đó tỷ lệ khả năng

chi trả bao gồm: tỷ lệ dự trữ thanh khoản và tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản áp dụng với từng loại hình TCTD, theo đó với các NHTM ở mức dự trữ 10%. Quy định về tỷ lệ khả năng chi trả đồng Việt Nam trong 30 ngày tiếp theo với NHTM là 50% và đồng ngoại tệ là 10%. Đồng thời Thông tư cũng nêu vấn đề xử lý khi Ngân hàng không đáp ứng khả năng chi trả này.

- Các Ngân hàng đã thành lập hội đồng ALCO qua đó nâng cao hiệu quả của công tác quản trị thanh khoản

Việc ra đời của ALCO là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng cường công tác quản trị thanh khoản. Cơ cấu quản trị rủi ro thanh khoản đã cơ bản phân định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của các bộ phận. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính đã đi vào hoạt động hiệu quả góp phần đảm bảo thanh khoản cho hệ thống.

Bảng 2.11: Các phòng ban chịu trách nhiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại BIDV.

STT PHÒNG / BAN CHỨC NĂNG

1 ALCO Chịu trách nhiệm đảm bảo thanh khoản toàn hệ

thống 2 Ban Vốn và Kinh doanh vốn

Phòng kinh doanh tiền tệ Thực hiện trách nhiệm của bộ phận giao dịch. Phòng cân đối - Tổng hợp Thực hiện trách nhiệm của bộ phận hỗ trợ

ALCO. 3 Ban quản lý rủi ro thị

trường & tác nghiệp

Thực hiện trách nhiệm của bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản.

4 Ban thông tin quản lý & hỗ trợ ALCO

Hỗ trợ việc quản trị rủi ro thanh khoản giám sát các giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh.

5 Ban kế toán Thực hiện chịu trách nhiệm của bộ phận hỗ trợ

giao dịch. Công bố thờ điểm cut-off time cho các bộ phận sử dụng tài khoản Nostro của toàn hệ thống.

6 Trung tâm công nghệ

thông tin

Hỗ trợ các phòng ban tại hội sở chính, các đơn vị kinh doanh lập các báo cáo phục vụ quản trị thanh khoản.

7 Các đơn vị kinh doanh trong hệ thống

Thông báo kịp thời cho bộ phận giao dịch tại Hội sở chính lượng tiền thanh toán lớn.

(Nguồn: BIDV mô hình TA2)

BIDV là một trong rất ít ngân hàng đã xây dựng quy định quản trị rủi ro thanh khoản thống nhất cho hệ thống. Quyết định số 0992/QĐ-NVKD1 ngày 06/03/2007 quy định về quản lý thanh khoản là cơ sở để ALCO và các phòng ban liên quan thực thi việc quản trị thanh khoản. Bên cạnh đó, hàng tháng, Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp đều có báo cáo thông tin diễn biến thị trường thanh

khoản, nhận định thị trường trong thời gian tới trong đó có nhận xét các sự kiện vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ của NHNN và các chính sách khác và cân đối thanh khoản của ngân hàng.

Bên cạnh đó, hệ thống thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam còn bộc lộ một số điểm hạn chế như sau :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)