của các khoản tài sản Có có mức độ thanh khoản cao
Khi khách hàng có nhu cầu thanh khoản tức thời, khả năng thanh khoản của những Tài sản Có của Ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng, bởi đó là một trong những nguồn Ngân hàng chủ động được và trong khả năng của họ (không kể đến chi phí phát sinh trong giao dịch thanh khoản Tài sản). Để việc quản lý Tài sản Có hiệu quả từ đó đảm bảo mức độ chuyển hóa thanh khoản cao của các tài sản, cũng là cơ sở nâng cao quản trị thanh khoản tại Ngân hàng, cần có:
Xác định danh mục đầu tư hợp lý, trên cơ sở phù hợp với đặc điểm và mục tiêu của từng Ngân hàng.
Ngân hàng nên mạnh dạn gia tăng khoản tiền gửi tại các TCTD khác. Bởi tiền gửi tại các TCTD được xem là tài sản có tính thanh khoản cao, có tỷ suất sinh lời cao hơn tiền mặt. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng nên xem xét đầu tư vào kênh đầu tư này nhằm tạo nguồn thanh khoản cho ngân hàng, đồng thời cũng giúp Ngân hàng có thể thuận tiện hơn trong giao dịch thanh toán với các Ngân hàng khác. Cần có kế hoạch để dự trù một khoản tiền gửi nhất định này như một biện pháp nhằm phân tán rủi ro và hỗ trợ Ngân hàng khi cần thiết. Tuy nhiên, cần tính đến độ chuyển hóa của tài sản này. Theo đó cần xác định:
- Quy mô gửi tiền là bao nhiêu? Gửi trong kỳ hạn bao lâu?; - Gửi cho đối tác nào? Có đủ uy tín và tin cậy không?
- Đối tác có đáp ứng khả năng thanh khoản của Ngân hàng và có cho rút linh hoạt khoản tiền gửi khi cần thiết hay không?..
Tương tự như vậy, việc xác định đầu tư các khoản chứng khoán cũng cần xác định số lượng chứng khoán đầu tư, đối tượng đầu tư, thời hạn đầu tư….để từ đó có
kế hoạch cụ thể về thanh khoản trong tương lai. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần có bộ phận riêng hỗ trợ chuyên về mảng xây dựng danh mục đầu tư. Việc xây dựng danh mục đầu tư chi tiết theo từng loại chứng khoán đầu tư sẽ giúp Ngân hàng đầu tư có hiệu quả đồng thời tránh khả năng bị mất vốn do đầu tư thiếu hiểu biết. Muốn vậy, Ngân hàng cần xây dựng cho mình bộ phận chuyên trách và có nghiệp vụ, kinh nghiệm đầu từ tốt. Đồng thời, cần hỗ trợ phát triển hệ thống mạng lưới thông tin để cập nhật kịp thời nhất về biến động của các khoản đầu tư trên thị trường.
Ngân hàng nên cân đối cơ cấu giữa huy động và cho vay
Việc Ngân hàng hoạt động chủ yếu vào dư Nợ tín dụng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần giảm bớt tỷ trọng tín dụng để đầu tư vào các tài khoản có tính thanh khoản cao hơn, tính toán ra tỷ lệ phù hợp giữa huy động và cho vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần đa dạng hóa khách hàng cho vay, hạn chế các món vay tập trung vào một khách hàng, nhóm khách hàng liên quan quá lớn hay một ngành nghề nhất định có thể gây rủi ro khi phát sinh rủi ro hệ thống.
Tăng huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá ra thị trường
Điều này nhằm đảm bảo nguồn vốn Có ổn định hơn vì các loại giấy tờ có giá này có đặc điểm ít biến động hơn so với các khoản tiền gửi thông thường. Nó có thời hạn nhất định đã quy định và đảm bảo người sở hữu phải tuân thủ, ít biến động linh hoạt như tiền gửi, có thể rút bất cứ thời điểm nào.
Hạn chế các khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ
Nguồn vay mượn trên thị trường tiền tệ phát sinh khi Ngân hàng thiếu hụt vốn và có nhu cầu vốn trong thanh khoản, khi các nguồn khác chưa đến thời hạn thanh khoản bù đắp. Các Ngân hàng sẽ chịu sự phụ thuộc của thị trường do sự biến động liên tục của lãi suất và khả năng cho vay trên thị trường tiền tệ. Nó cũng có thể ảnh hưởng uy tín của Ngân hàng. Do, khi Ngân hàng vay nhiều sẽ dễ có những đánh giá bất lợi về tình hình tài chính làm giảm sự tin cậy của khách hàng hoặc dễ dẫn đến hiện tượng khách hàng đến Ngân hàng rút tiền hàng loạt hoặc các Ngân hàng khác từ chối tài trợ vay vốn sẽ khiến cho Ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản.