Sơ lược về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 37)

Ngành Ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990. Từ hệ thống ngân hàng một cấp, đến nay ngành ngân hàng đã phát triển một cách vượt bậc, trở thành một hệ thống đông đảo các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng chỉ trong vòng 23 năm. Hiện tại hệ thống bao gồm 38 Ngân hàng thương mại; trong đó có 5 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 33 Ngân hàng thương mại cổ phần. Ngoài ra, hệ thống còn bao gồm 6 ngân hàng liên doanh, 66 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nước ngoài (CNNG), khoảng 30 công ty tài chính và cho thuê tài chính, hơn 1.000 quỹ tín dụng.

Bảng 2.1: Số lượng ngân hàng qua các năm

Năm 1991 1993 1999 2001 2005 2009 2013 2014 NHTMNN 4 4 4 5 5 3 5 5 NHTMCP 4 41 48 39 37 40 35 33 NHLD 1 3 4 4 4 5 4 6 NHNG+CNNG 5 5 66 (Nguồn: SBV.gov.vn )

Sự đa dạng của hệ thống các tổ chức tín dụng với quy mô khác nhau đã tạo điều kiện đáp ứng những nhu cầu đa dạng về dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam trong những năm qua. Đặc điểm này phù hợp với đặc điểm của một nền kinh tế đang chuyển đổi tồn tại nhiều thành phần kinh tế, đa sở hữu, đa ngành nghề, đa lĩnh vực và các nhóm đối tượng phục vụ khác nhau ( doanh nghiệp FDI, công ty xuyên quốc gia, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập đoàn kinh tế và tổng công ty, cá nhân, hộ gia đình…). Sự đa dạng về nhu cầu dịch vụ ngân hàng chính là yếu tố quyết định tính

đa dạng của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Tính trung bình hiện nay, với dân số khoảng 90 triệu người thì tính riêng các NHTM, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam bình quân mỗi Ngân hàng đang phục vụ khoảng 0,8 triệu người.

Tính đến cuối năm 2014, Việt Nam có 5 NHTMNN, trong đó có 4 ngân hàng lớn nhất hệ thống: NHTMCP Ngoại thương (VCB), NHTMCP Công thương (CTG), NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) với vốn điều lệ đều trên 20 tỷ đồng. Tại các Ngân hàng này, Nhà nước vẫn nắm đa số cổ phần chi phối.

Bảng 2.2 Tỷ trọng tổng tài sản của các NHTM so với toàn hệ thống Đơn vị tính: % Loại hình TCTD 2009 2010 2014 NHTMNN 49,4 48,2 31,5 NHTMCP 33,2 34,7 49,6 Chi nhánh NHNN 11,43 11,89 12,07 NH Liên doanh 1,36 1,38 2,1 Khác 4,61 3,83 4,73 Tổng 100% 100% 100%

( Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước)

NHTMNN giữ vị trí thống trị thị trường cả về mảng tín dụng lẫn huy động tuy nhiên trong những năm gần đây thị phần đang chuyển dần về nhóm thương mại cổ phần năng động. Trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây (từ 2010- 2015), NHTMCP giành được hơn 15% thị phần của NHTMNN. Điều này là khá khác biệt

so với con số của năm 2000, khi thị phần tín dụng của nhóm NHTMNN chiếm hơn 70% tổng quy mô.

Xét về quy mô, tài sản ngân hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn so với Ngân hàng trong khu vực, quốc tế nói chung. Năm 2000, tỷ lệ tín dụng/GDP chỉ đạt 35,1%, khá thấp so với các nước trong cùng khu vực (Thái Lan (138%), Singapore (78%), Philippines (58%), Trung Quốc (120%)). Tỷ lệ tín dụng/GDP hiện nay đạt 115,4%; vẫn thấp so với mức trung bình của các nước đang phát triển trong khu vực (125%).

Bảng 2.3 Tín dụng nội địa được cung cấp bởi hệ thống tài chính tại một số quốc gia, 2005- 2014 (%GDP)

Năm 2005 2010 2014

Các quốc gia có mức thu nhập trung bình

thấp 49,91 46,12 98,73

Các quốc gia có mức thu nhập trung bình

thấp và trung bình 74,38 73,81 126,23

Các quốc gia có mức thu nhập trung bình

cao 181,12 192,5 197,45 Trung Quốc 134,30 141,2 166,28 Indonesia 46,2 39 36,39 Việt Nam 65,4 135,8 115,66 (Nguồn: WB 2014)

Nhìn vào bảng 2.2 có thể thấy lượng tín dụng được các NHTM Việt Nam bơm vào nền kinh tế tăng dần theo thời gian. Tỷ lệ tăng cao nhất vào năm 2010- là giai đoạn tăng trưởng nóng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Chỉ trong 05 năm (từ 2005 đến 2010), tỷ lệ này tăng từ 65,4% lên 135,8% (tốc độ tăng 108%), vượt quá tỷ lệ của nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và trung bình (gấp 1,8

lần), và xấp xỉ đạt ~0,71 lần mức tỷ lệ của nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao. Tỷ lệ đạt được năm 2010 có thể coi là mức tăng trưởng đỉnh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển về số lượng lại chưa tương xứng về mặt chất lượng, mang tính chất tăng trưởng nóng đã để lại hậu quả không nhỏ cho thời gian sau này. Hiện tại, mức tỷ lệ tín dụng nội địa của Ngân hàng tại Việt Nam thấp hơn mức của các quốc gia có mức thu nhập trung bình và chỉ nhỉnh hơn không nhiều so với mức các quốc gia có thu nhập thấp (0,17%).

Với tốc độ tăng trưởng cao như vậy đã làm tăng áp lực lạm phát, đồng thời do các điều kiện cho vay dễ dãi đà làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu kéo theo nguy cơ rủi ro cho hệ thống ngân hàng tăng cao.Tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chính đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản, người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng khủng hoảng, phá sản sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho các khoản tiền huy động vốn khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, mất thanh khoản.

Tính chung cả hệ thống tỷ lệ nợ xấu trung bình năm 2011 là 3.3% cao hơn nhiều so với mức 2.14% của năm 2010 và theo đánh giá của Fitch Raitings, nợ xấu thực tế 2011 của các ngân hàng Việt Nam có thể cao gấp 4 lần. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 duy trì ở mức 3- 4,7%; năm 2014 ở mức 4% và đến cuối tháng 1/2015 hầu hết các Ngân hàng khi công bố số liệu đều thể hiện con số nợ xấu đều giảm, có dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s cũng như Fitch và nhiều tổ chức xếp hạng trên thế giới đều nhận định tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam không thể thấp hơn mức 2 chữ số (10% trở lên), và có thể ở mức 15%, cao gấp gần 4 lần con số mà NHNN công bố. Nghi ngờ này là có cơ sở khi những khoản nợ dưới chuẩn

này của Việt Nam vốn có sự chênh lệch giữa con số các Ngân hàng Thương mại tự báo cáo và số của cơ quan thanh tra giám sát, giữa con số trên báo cáo sổ sách với con số thực tế của các khoản nợ xấu.

Tóm lại, từ năm 2007 đến nay, hệ thống NHTM đã phát triển nhanh về số lượng nhưng đang tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ, sở hữu chồng chéo trong khi đó tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Sự phát triển không bền vững như vậy đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh của khu vực ngân hàng, đồng thời làm cản trở việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)