Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

tế tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình trong giai đoạn 2012-2015 đạt 38.28% (VPBS, 2014). Hàng nghìn tỉ đồng vốn tín dụng được đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và cho vay trong nền kinh tế.

Mặc dù phát triển vượt bậc nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam lại đang bộc lộ rất nhiều yếu kém trong hoạt động cũng như phương thức quản lý, để lại rất nhiều rủi ro cho toàn bộ khu vực tài chính cũng như đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Các NHTMCP đạt được mục tiêu tăng qui mô vốn vào cuối năm 2011 theo quy định của NHNN (vốn điều lệ tối thiểu đạt 3000 tỷ VNĐ) nhưng trên thực tế chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng chưa phù hợp. Hoạt động quản lý thanh khoản của các NHTM đã có biểu hiện mất cân đối giữa việc huy động và sử dụng vốn về quy mô cũng như kỳ hạn, các ngân hàng có tỷ lệ cho vay cao hơn so với huy động, trong khi đó tỷ lệ nắm giữ các loại tài sản thanh khoản như các loại chứng khoán do Chính phủ phát hành so với tổng tài sản thấp, đồng thời nguồn vốn huy động không đa dạng do đó không tạo ra nguồn vốn ổn định để đảm bảo tính thanh khoản bền vững trong dài hạn.

2.2.1 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng dụng

Giai đoạn 2012 - 2014, tín dụng tăng trưởng được kiểm soát và hướng đến sự phát triển về chiều sâu chứ không chỉ thiên về phát triển chiều rộng như giai đoạn 2010, 2011. NHNN bắt đầu kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng bằng cách phân nhóm các NHTM thành 1, 2, 3, 4 và có các mức tăng trưởng tương ứng. Dựa trên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN giao, các NHTM sẽ lập kế hoạch tăng trưởng tín dụng báo cáo NHNN và triển khai hoạt động tín dụng theo kế hoạch

được chấp thuận một cách nghiêm túc và nhất quán. Tốc độ tăng trưởng năm 2012 đạt 9,81%

Năm 2013, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên 12%. Đến 12/12/2013 tỷ lệ này mới tăng 8,83% so với cuối năm 2012 tuy nhiên đến hết thời điểm 31/12/2013 tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đã vượt mức mục tiêu của NHNN và đạt 12,51%. (Nguồn: bizlive)

Biểu đồ 2.1 Tình hình tăng trưởng tín dụng trong năm 2014

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước 2014)

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt tăng mạnh vào các tháng cuối năm (tỷ lệ tăng từ - 0.55% trong tháng 01 lên 12,22% tháng 11 và 15% tháng 12). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong năm 2014 đã tăng đều theo từng giai đoạn nhất định chứ không

dồn hết vào cuối năm như năm 2013. Tăng trưởng tín dụng bình quân ở mức 14,16%.

Dự kiến trong năm 2015, mục tiêu tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam đạt khoảng 15% (Dự báo của Ngân hàng Nhà nước)

Về chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng bên cạnh việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng và phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội. Chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của Ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Việc đánh giá chất lượng tín dụng dựa trên cả chỉ tiêu định tính lẫn chỉ tiêu định lượng. Chỉ tiêu định tính như: uy tín với Ngân hàng, khả năng của đội ngũ nhân viên, đội ngũ lãnh đạo...Chỉ tiêu định lượng đánh giá dựa trên các căn cứ: chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng, chỉ tiêu về giới hạn cho vay một khách hàng, chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số Cook)...

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại từ 2010- 2014

(Nguồn:sbv.com.vn)

Trên đây là bảng tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2010- 2014 của các Ngân hàng nhóm 1 trong hệ thống. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu tăng cao nhất vào năm 2011, đặc biệt tại các Ngân hàng TMCP Công thương (CTG) tương ứng 7,4%, Ngân hàng TMCP ACB là 8,9%, Ngân hàng Agribank (6,67%). Mức tỷ lệ nợ xấu trung bình ước đạt 6,7% trên con số báo cáo trong khi tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 11%

Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm đáng kể sau khi có quy định về kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng theo nhóm của NHNN. Tuy nhiên, khi tăng tỷ lệ huy động tăng trưởng tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu trong năm 2013 lại tăng so với năm 2012, cụ thể có thể thấy tỷ lệ nợ xấu tại một số Ngân hàng tăng lên như Ngân hàng TMCP

Đầu tư và phát triển, Ngân hàng TMCP Công thương (tăng từ 1,46% lên 2,1%, tỷ lệ tăng 43,8%), Ngân hàng TechcomBank (tăng từ 2,94 lên 5,25, tỷ lệ tăng 76,8%). Trong những năm trở lại đây, cùng kinh nghiệm từ những bài học được rút ra, tỷ lệ nợ xấu đang được kiểm soát chặt chẽ và có xu hướng giảm. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng chưa đi song hành với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Điều này là một trong những nguyên nhân có thể gây ra rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng. Vì, nguồn vốn huy động được sử dụng trong cho vay không thu hồi được đúng hạn sẽ là vấn đề nghiêm trọng khi phát sinh nhu cầu thanh khoản tại bất cứ thời điểm nào cần vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)