Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản chiếm tỷ lệ thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 49)

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đo lường tính thanh khoản của ngân hàng là tài sản thanh khoản trên tổng tài sản. Tài sản thanh khoản bao gồm tiền mặt, vàng bạc, đá quý, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác và chứng khoán kinh doanh. Chỉ số thanh khoản được tính bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản so với tổng tài sản cho biết khả năng thanh toán tức thì của ngân hàng hay khả năng dễ dàng chuyển tài sản thành tiền mặt, các ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản thấp sẽ khó đáp ứng nhu cầu bất thường về vốn, do đó rủi ro thanh khoản càng cao. Ngược lại tỷ lệ tài sản thanh khoản chiếm tỷ lệ cao các ngân hàng đảm bảo được an toàn thanh khoản, tuy nhiên lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm vì các tài sản có tính thanh khoản cao có mức sinh lời thấp. Vì vậy các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ tài sản thanh khoản ở mức hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng ngân hàng.

Bảng 2.5 Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản trung bình của các nhóm NH

Nhóm NH

Tỷ lệ tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản

2011 2012 2013 2014

Nhóm 1 28,39% 26,2% 21,49% 23,85%

Nhóm 2 22,62% 25,46% 14,03% 19,97%

Nhóm 3& 4 17,68% 22,49% 17,98% 18,14%

(Nguồn:Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên NHTM và tính toán của học viên)

Theo số liệu báo cáo tài chính của các NHTM đến năm 2014 các ngân hàng thuộc nhóm 1 có tỷ lệ trunh bình của tài sản thanh khoản so với tổng tài sản là 23,85%, các ngân hàng thuộc nhóm 2 có tỷ lệ trung bình là 19,97% và các ngân hàng thuộc nhóm còn lại là 18,14%.Trong khi đó từ cuối năm 2010 hệ thống xếp

hạng nội bộ theo nguyên tắc CAMELS đã được triển khai áp dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng Trung Quốc với tỷ lệ thanh khoản tối ưu theo quy định là 35% ( Quản trị rủi ro theo nguyên tắc CAMELS trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc, NHNN, 2011).

Các ngân hàng thuộc nhóm 1 là các ngân hàng được đánh giá là các ngân hàng hoạt động tốt trên thị trường là các ngân hàng nắm giữ các tài sản thanh khoản cao nhất, sau đó là nhóm 2 và cuối cùng là nhóm 3 và 4. Nhìn biến động giai đoạn từ 2011- 2014 tỷ lệ tài sản thanh khoản của các Ngân hàng đều có xu hướng giảm nhẹ, trong đó giảm nhiều là nhóm các Ngân hàng 2 và 3, 4. Nhóm 2 tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tài sản năm 2012 là 25,46% trong khi năm 2013 giảm còn 14,03%. Nhóm 3 và 4 tỷ lệ này đạt 22,49% năm 2012, giảm xuống 17,98% năm 2013 và giảm còn 18,14% trong năm 2014.

Đây có thể xem như tín hiệu đáng ngại do nhóm 3, nhóm 4 được đánh giá là nhóm cần hạn chế tăng trưởng tín dụng, có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động lớn cần phải hạn chế. Do đó, mức tài sản thanh khoản mà các NHTM thuộc nhóm 3 &4 nắm giữ thấp khiến cho một số ngân hàng không có đủ dự trữ thanh khoản do đó dễ gặp rủi ro khi chính sách tiền tệ của NHNN có thay đổi. Điều đó cũng giải thích việc các ngân hàng này phải tham gia vào những cuộc đua lãi suất để huy động vốn bằng mọi cách, đáp ứng nhu cầu về vốn. Bên cạnh đó, nhóm 1 bao gồm các NHTM dẫn đầu có quy mô và uy tín trên thị trường nên chất lượng quản lý thanh khoản vẫn bảo đảm an toàn hơn so với các ngân hàng còn lại.

Lãi suất huy động vốn là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng Khi lãi suất huy động ổn định và hợp lý, ngân hàng cân đối được tỷ trọng nguồn vốn, duy trì lãi suất cho vay phù hợp. Khi lãi suất trên thị trường tài chính thay đổi, khách hàng gửi tiền có xu hướng gửi tiền của họ ở NHTM có lãi suất thấp và tìm kiếm NHTM khác có lãi suất huy động cao hơn. Trong khi đó, những khách hàng có nhu cầu tín dụng sẽ tìm cách rút hết số dư tín dụng ở NHTM có lãi suất cao và đi vay các NHTM có lãi suất cho vay thấp. Như vậy biến động lãi

suất đồng thời ảnh hưởng đến cả tiền gửi và tiền vay tức dòng tiền vào và dòng tiền ra, ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng.

Trên thực tế, một số ngân hàng vẫn huy động vượt trần lãi suất quy định do vốn huy động có xu hướng chuyển đến những NHTM lớn hơn làm cho việc đảm bảo thanh khoản đặc biệt khó khăn đối với các NHTM có quy mô và mạng lưới nhỏ.

Một thước đo khác đo lường thanh khoản, có thể tính toán cho toàn bộ các ngân hàng đó là tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)