- HSBC là một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại London. Trong tất cả các hoạt động của
mình thì HSBC đều có sự phân tích, đánh giá, quản trị và chấp nhận rủi ro ở một
mức độ nào đó và quản trị rủi ro thanh khoản được xem là vô cùng quan trọng.
HSBC có ban quản trị rủi ro do HĐQT và Ban giám đốc lập ra. Tại các chi nhánh đều có bộ phận chuyên trách về rủi ro thanh khoản chịu trách nhiệm về các vấn đề
thanh khoản.
- Trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, HSBC đề ra các mục tiêu sau: + Tất cả các nghĩa vụ mà HSBC đã cam kết cấp vốn và các yêu cầu rút
tiền gửi phải được đáp ứng khi đến hạn.
+ Có thể dễ dàng tiếp cận vốn trên thị trường “bán buôn” với mức chi phí
hợp lý.
+ Duy trì một nguồn vốn đa dạng và ổn định, trong đó chủ yếu là các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và tiền trên tài khoản của các
tổ chức.
- HSBC luôn nhấn mạnh từng chi nhánh, văn phòng phải tự đảm bảo khả năng thanh khoản của chính mình, dùng nguồn vốn của chính chi nhánh, văn phòng
đó để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Việc quản lý thanh khoản được tiến hành một cách linh hoạt, phù hợp với từng địa phương nơi mà chi nhánh, văn phòng đó
hoạt động nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc, mục tiêu mà HĐQT đã đặt ra.
- Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC:
+ Lên kế hoạch dự báo các luồng tiền vào và ra của các đồng tiền mạnh. Trong trường hợp luồng tiền ra dự kiến lớn hơn luồng tiền vào dự kiến thì xem xét khả năng chuyển thành tiền của các tài sản để tài trợ cho khoảng chênh lệch đó.
+ Điều chỉnh các tỷ lệ thanh khoản trên bảng cân đối theo các quy định
bắt buộc và các quy định trong nội bộ.
+ Duy trì một danh mục đa dạng các nguồn cung thanh khoản trong đó có các phương án dự phòng.
+ Quản lý hồ sơ các khoản nợ đặc biệt là thời điểm đáo hạn của các
khoản nợ lớn.
+ Lên kế hoạch trả nợ.
+ Quản lý hồ sơ của những khách hàng gửi tiền, điều chỉnh sự tập trung
của các nguồn tiền gửi tránh bị phụ thuộc quá mức vào một số khách hàng gửi tiền
lớn.
+ Lập các báo cáo dự phòng và lên kế hoạch thực hiện nghĩa vụ tài chính
trong trường hợp rủi ro thanh khoản xảy ra. Các báo cáo này chỉ ra dấu hiệu ban đầu của rủi ro thanh khoản và chỉ ra các việc cần làm trong trường hợp có khó khăn
hoặc khủng hoảng hệ thống, giảm thiểu các mức tổn thất và những ảnh hưởng xấu đến HSBC.
- Có thể nhận thấy rằng quy trình quản lý thanh khoản của HSBC rất chặt
chẽ và rõ ràng, HSBC duy trì một quy trình quản trị rủi ro thanh khoản mang tính
phòng ngừa cao, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản diễn ra liên tục ngay cả khi
không có một dấu hiệu bất ổn gì từ phía thị trường.
- Để duy trì được nguồn cung thanh khoản ổn định, HSBC luôn củng cố lòng tin của khách hàng thông qua việc công bố các thông tin về thanh khoản hết sức cụ
duy trì vai trò của mình trên các thị trường đó để có thể dễ dàng tiếp cận nguồn
cung thanh khoản từ thị trường này khi cần. Các chi nhánh của HSBC rất tích cực
cho các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng vay vốn. Mặt khác việc đa dạng
hóa các dịch vụ tài chính, cung cấp nhiều sản phẩm tài chính khác nhau cũng là biện pháp để hạn chế rủi ro.
- HSBC luôn khuyến cáo các chi nhánh của mình không nên phụ thuộc nhiều
vào nguồn vốn lớn, ngắn hạn từ những người cho vay lớn trên các thị trường chuyên cho vay để đảm bảo thanh khoản vì chi phí trên thị trường này khá cao và tính ổn định thấp. Thay vào đó các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn
của những người gửi tiền phổ thông với chi phí thấp nên được dùng để tài trợ thanh
khoản. Do đó HSBC quy định các chi nhánh chỉ được tăng các khoản vay nếu có sự tăng trưởng tương ứng trong tiền gửi tài khoản vãng lai và tiền gửi có kỳ hạn của
các khách hàng phổ thông.
- Mô hình hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC mặc dù chưa phải
là lý tưởng nhưng rất đáng để các ngân hàng khác học hỏi và thực tế đã chứng minh
tính hiệu quả và đúng đắn của mô hình quản lý thanh khoản này – một trong những
yếu tố hàng đầu giúp cho HSBC đạt được vị trí như ngày hôm nay.