HDBank sử dụng phương pháp phân tích thanh khoản dựa vào việc phân tích
các chỉ số thanh khoản (phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh) và phương pháp
dự đoán cung cầu thanh khoản (phương pháp phân tích thanh khoản động).
2.2.3.1. Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh
Quản lý thanh khoản theo phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh là
phương pháp quản lý thanh khoản dựa trên việc phân tích các chỉ số rút ra từ bảng
tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa ra giới hạn cho các chỉ số đảm
bảo khả năng thanh khoản. Hiện tại HDBank đang sử dụng các chỉ số thanh khoản sau đây:
- Nhóm chỉ số theo lý thuyết quản trị:
+ Chỉ số trạng thái tiền mặt (H1)
+ Chỉ số năng lực cho vay (H2)
+ Chỉ số dư nợ/tiền gửi (H3)
+ Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H4)
+ Chỉ số (Tiền mặt+TG tại các TCTD)/Tiền gửi của khách hàng (H5)
- Nhóm chỉ số theo quy định của NHNN:
+ Tỷ lệ khả năng chi trả:
Tỷ lệ khảnăng chi trả = Tổng tài sản “Có” có thể thanh toán / Tổng tài sản “Nợ” có thể thanh toán
Cuối mỗi ngày HDBank đều tính toán và theo dõi tỷ lệ này (đối với VND và các loại ngoại tệ khác quy đổi theo USD) cho ngày hôm sau và cho 7 ngày làm việc
tiếp theo, đảm bảo theo đúng tỷ lệ quy định tại điều 12 Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010, theo đó quy định tỷ lệ khả năng chi trả như sau:
Tỷ lệ khảnăng chi trả cho ngày hôm sau tối thiểu là 15%.
Tỷ lệ khảnăng chi trả trong 7 ngày tiếp theo tối thiểu là 1.
+ Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn:
Trong đó:
A: tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn
B: tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn sau khi trừđi các khoản phải trừ.
C: tổng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn.
Theo điều 5 Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 quy định tỷ lệ
tối đa của nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 30% và HDBank trong nhiều năm vừa qua đã tuân thủ theo đúng quy định này, đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng.
- Nhóm chỉ số theo quy định của HDBank:
Ngoài các chỉ số thanh khoản theo lý thuyết quản trị (H1 -> H5) và các chỉ
số an toàn do NHNN quy định như trên, HDBank còn đưa ra các chỉ số đảm bảo
thanh khoản như:
+ Chỉ số dự trữ sơ cấp:
Chỉ số dự trữ sơ cấp = (Dự trữ sơ cấp / Nguồn vốn huy động) x 100%
Ủy ban ALCO sẽ quyết định chỉ số dự trữ sơ cấp của toàn hàng và của từng đơn vị kinh doanh trong các cuộc họp định kỳ. Trong đó:
Dự trữsơ cấp bao gồm tiền mặt tại quỹ(VNĐ, ngoại tệ và vàng), tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác.
Nguồn vốn huy động bao gồm nguồn vốn huy động được trên thị trường 1 và thịtrường 2.
HDBank quy định chỉ số dự trữ sơ cấp ≥ 5%.
+ Chỉ số dự trữ thanh toán:
Chỉ số dự trữ thanh toán = (Dự trữ thanh toán / Nguồn vốn huy động) x 100%
Ủy ban ALCO sẽ quyết định chỉ số dự trữ thanh toán của toàn hàng trong các cuộc họp định kỳ. Trong đó:
Dự trữ thanh toán = Dự trữ sơ cấp + Giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao + Tiền gửi liên ngân hàng đến hạn trong 1 tháng tới
Giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao bao gồm tín phiếu, trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục, trái phiếu đô thị.
HDBank quy định chỉ số dự trữ thanh toán ≥ 25%.
+ Tỷ lệ dự trữ bình quân từng loại tiền:
Tỷ lệ Tiền mặt tồn quỹ bình quân / Huy động bình quân trên thị trường 1:
Đối với VND: tỷ lệ này ≥ 3% Đối với USD: tỷ lệ này ≥ 8%
Tỷ lệ Tiền gửi KKH tại các TCTD bình quân / Huy động bình quân trên thịtrường 2:
Đối với VND: tỷ lệ này ≥ 1% Đối với USD: tỷ lệ này ≥ 2%
2.2.3.2. Phương pháp phân tích thanh khoản động
Quản lý thanh khoản theo phương pháp phân tích thanh khoản động là
phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách dự báo cung – cầu thanh khoản, từ đó xác định khe hở thanh khoản để đưa ra các chính sách thích hợp. Phương pháp này được thực hiện như sau:
- Thu thập các thông tin về thanh khoản
Các phòng/ban tại Hội sở và các khối kinh doanh phụ trách về huy động vốn,
tín dụng, thông tin kinh tế lập báo cáo đánh giá và dự đoán lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, kế hoạch huy động vốn và giải ngân tín dụng theo từng loại tiền gửi
cho phòng ALM.
- Phân tích rủi ro thanh khoản
Lập báo cáo cung – cầu thanh khoản: phòng ALM xây dựng báo cáo cung
cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến
hạn vào các thang kỳ hạn: 1 ngày, 2 7 ngày, 8 ngày 1 tháng, 1 3 tháng, 3 6 tháng, 6 12 tháng, trên 12 tháng.
Phân tích mô phỏng thanh khoản: định kỳ hàng tháng, hàng quý, phòng ALM thực hiện phân tích mô phỏng các khoản mục thanh khoản, phân tích hành vi
gửi, rút tiền của khách hàng mang tính mùa vụ để thiết lập hạn mức, xây dựng các
kịch bản thanh khoản trong tương lại dựa trên một số giả định như:
+ Giả định thay đổi về tỷ giá
+ Giả định thay đổi về lãi suất
+ Giả định lạm phát tăng cao
+ Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ + Tăng trưởng của nền kinh tế
+ Sự cạnh tranh của các ngân hàng…
Trong những trường hợp đột xuất khi tình hình thanh khoản biến động, căn
cứ chính sách điều hành của Ủy ban ALCO, phòng ALM phối hợp với các
phòng/ban có liên quan xây dựng các kịch bản độc lập để dự báo các tình huống có
thể xảy ra khủng hoảng thanh khoản.
Phân tích khả năng thanh khoản: theo từng kịch bản cụ thể, phòng ALM xây dựng báo cáo cung – cầu thanh khoản, xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán
thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt trong điều kiện bình thường
hoặc bị lâm vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản đồng thời đưa ra các cảnh báo
cũng như đề xuất, khuyến nghị để đảm bảo an toàn thanh khoản trong thời gian tới cho Ban điều hành, Ủy ban ALCO và các phòng/ban có liên quan.
- Ra quyết định thanh khoản
Trong các cuộc họp định kỳ hoặc bất thường, Ủy ban ALCO ra quyết định
các chỉ tiêu thanh khoản, giới hạn thanh khoản và các biện pháp giảm thiểu rủi ro
thanh khoản.
- Thực hiện quyết định thanh khoản
Phòng điều hòa vốn kết hợp với phòng kinh doanh vốn trực tiếp giao dịch
trên thị trường tiền tệ, thị trường mở trong phạm vị được ủy quyền để đảm bảo
thanh khoản hàng ngày.
Phòng ALM và phòng quản lý rủi ro có trách nhiệm giám sát, cảnh báo các
chỉ số thanh khoản khi có dấu hiện bị vi phạm đồng thời báo cáo với Ủy ban ALCO
trong những trường hợp cần có sự quyết định của Ủy ban ALCO.
Thực tế tại HDBank, phương pháp phân tích thanh khoản động còn yếu, chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn do nhiều yếu tố như nhân lực còn quá ít, trình độ cán bộ quản trị rủi ro còn thấp, cơ sở dữ liệu cho việc phân tích chưa đầy đủ….do đó quản trị rủi ro thanh khoản vẫn dựa trên phương pháp phân tích
thanh khoản tĩnh là chủ yếu.